“Thông tin “lũ 5.000 năm mới xảy ra một lần” phải hiểu đúng là trận lũ có độ lớn ứng với trận lũ có chu kỳ lặp 5.000 năm, không phải 5.000 năm mới xảy ra một lần”, TS. Lương Hữu Dũng nói.
Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều 23/7, TS. Lương Hữu Dũng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thủy văn và Hải văn – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đã làm rõ về thông tin “lũ 5.000 năm xảy ra một lần” liên quan đến lũ đổ về thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) cao nhất trong lịch sử, đang gây nhiều tranh luận.
Thông báo khẩn của UBND tỉnh Nghệ An trước đó thông tin lưu lượng nước về thượng lưu hồ thủy điện Bản Vẽ đạt 9.543 m³/s, gần chạm mức đỉnh lũ kiểm tra 10.500 m³/s, tương đương “lũ chu kỳ lặp lại 5.000 năm xảy ra 1 lần” (xác suất ~ 0,02%) đã gây ra thắc mắc trong dư luận: Liệu có phải 5.000 năm mới có một trận lũ tương tự?
TS. Lương Hữu Dũng cho biết, thông báo khẩn nói trên của Nghệ An là giá trị xảy ra vào đêm ngày 22/7. Sau đó vào 2h sáng 23/7, lưu lượng đỉnh lũ đạt 12.800 m³/s, vượt 2.300 m3/s so với đỉnh lũ kiểm tra (ứng với chu kỳ lặp lại 5.000 năm) là 10.500 m³/s.
“Thông tin “lũ 5.000 năm mới xảy ra một lần” phải hiểu đúng là trận lũ có độ lớn (quy mô) ứng với trận lũ có chu kỳ lặp 5.000 năm, không phải 5.000 năm mới xảy ra một lần. Đây chỉ nói đến khả năng xảy ra chứ không gắn với thời gian xảy ra.
Vì lũ xảy ra mang tính ngẫu nhiên cao, nên hoàn toàn có thể xảy ra vào bất cứ thời gian nào. Với lũ có chu kỳ lặp 5.000 năm ứng với xác suất 0,02% có nghĩa khả năng xảy ra được lũ lớn hơn hoặc bằng con lũ này (cụ thể hồ Bản Vẽ là 12.800 m3/s) là rất hiếm”, ông Dũng lý giải.
Cụ thể hơn, theo TS. Lương Hữu Dũng, nếu một trận lũ có chu kỳ lặp lại là 5.000 năm, điều đó có nghĩa là xác suất để nó xảy ra là 1/5.000, hay 0,02%.
“Đây là một giá trị xác suất, hay khả năng xảy ra, chứ không phải gắn liền về mặt thời gian xảy ra”, ông Dũng nói.
Trong thủy văn, tần suất lũ (ký hiệu là P) được hiểu là xác suất của sự vượt. Đây là xác suất để xảy ra trận lũ có lưu lượng đỉnh lũ lớn hơn hoặc bằng lưu lượng ứng với xác suất này.
Chúng ta thường dùng cùng khái niệm chu kỳ lũ T (hay “chu kỳ lặp lại”) để chỉ số năm trung bình có thể xảy ra giữa hai trận lũ có cùng độ lớn. Mối quan hệ giữa tần suất và chu kỳ là: P = 1/T.
Ông Dũng lấy ví dụ, nếu T = 50 năm → P = 1/50 = 2%. Nếu T = 5.000 năm → P = 1/5.000 = 0,02%.
Điều đó dẫn tới việc có thể xảy ra chuyện hai năm liên tiếp cùng xảy ra lũ có cùng cường độ 5.000 năm.
“Đây là xác suất thống kê, không phải chu kỳ cứng. Một trận lũ có xác suất 0,02% không có nghĩa là phải đợi đúng 5.000 năm mới lặp lại. Trên lý thuyết, năm sau nó vẫn có thể xảy ra, nhưng xác suất đó là cực kỳ hiếm.
Chúng ta nên hiểu rằng, nói “lũ 5.000 năm” là cách các nhà chuyên môn ngoại suy theo thống kê dựa trên chuỗi số liệu mưa và lũ quan trắc được trong nhiều năm. Nó giống như cách nói “lũ lịch sử”, nhưng ở đây là có tính toán rõ xác suất”, TS. Lương Hữu Dũng giải thích.
Vị chuyên gia nhấn mạnh, người dân và truyền thông không nên hiểu nhầm rằng “đã có trận lũ này rồi thì 5.000 năm nữa mới có trận tiếp theo”.
News
Giá vàng sáng nay 18/7: Nhìn thế này đừng có vội mừng
Giá vàng hôm nay (18-7): Giá vàng miếng trong nước đi ngang ở mức 120,6 triệu đồng/lượng bán ra; giá…
Từ 15/8, những người làm công việc này sẽ được nhận thêm 5 triệu đồng mỗi tháng ngoài lương
Nghị định 179/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/8/2025 quy định cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm vị trí…
Cập nhật tin bão số 3: Đường đi đang hình thành rất giống cơn bão Yagi năm ngoái, từ ngày này bà con đặc biệt chú ý
Đường đi của áp thấp nhiệt đới Crising sắp thành bão số 3 này được dự báo khá giống với…
Giá vàng tối nay 17/7: Còn gì nữa đâu mà khóc với sầu
Chiều nay (17-7), giá vàng nhẫn tăng mạnh, vàng miếng SJC đi ngang. Hiện giá vàng nhẫn trong nước bán…
Tin bão khẩn cấp cơn bão số 3: Đang tăng tốc rất nhanh, đây là những khu vực có thể sẽ bị ảnh hưởng bà con chú ý
Áp thấp nhiệt đới đang hoạt động ngoài khơi Philippines được dự báo sẽ di chuyển nhanh, có khả năng…
Tin buồn cho các tài xế xe ôm, shipper – không biết công việc kiếm ăn sẽ đi đâu về đâu
Đó là một trong những nội dung được đơn vị nghiên cứu đề xuất trong chương trình chuyển đổi 400.000…
End of content
No more pages to load