Khi buộc phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng, không ít người vì sợ bẩn mà chọn cách… ngồi lơ lửng thay vì ngồi hẳn xuống bệ. Tuy nhiên, theo cảnh báo từ các chuyên gia y tế, chính tư thế “nửa đứng nửa ngồi” này mới là thủ phạm gây hại cho sức khỏe mà nhiều người không ngờ tới.
Tư thế “lơ lửng”: Nguy cơ tiểu không hết, nhiễm trùng cao
Tiến sĩ Primrose Freestone, chuyên gia vi sinh lâm sàng tại Đại học Leicester (Anh), khẳng định: “Dù bệ ngồi có vẻ bẩn đến đâu, bạn vẫn nên ngồi hẳn xuống. Tư thế lơ lửng không chỉ gây mỏi cơ mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu.”
Theo bà, khi giữ cơ thể trong tư thế nửa ngồi nửa đứng, các nhóm cơ vùng chậu, lưng, mông và hông phải gồng lên để giữ thăng bằng, khiến bàng quang không thể co bóp hết nước tiểu. Kết quả là người đi vệ sinh xong vẫn cảm thấy buồn tiểu, phải quay lại nhiều lần trong ngày. Trường hợp nặng còn có thể dẫn tới viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng tiểu.
Đặc biệt, phụ nữ – nhất là sau sinh – vốn đã có nguy cơ suy yếu cơ sàn chậu, nếu thường xuyên rặn tiểu trong tư thế lơ lửng sẽ dễ gặp tình trạng sa cơ quan vùng chậu, theo chuyên gia vật lý trị liệu Brianne Grogan.
Nguy cơ nhiễm bệnh từ bệ ngồi? Gần như không có
Rất nhiều người e ngại ngồi trực tiếp vì sợ lây nhiễm bệnh từ bệ ngồi. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Freestone, khả năng đó gần như không đáng kể. “Phần lớn các bệnh đường ruột lây qua đường tay – miệng, chứ không phải do tiếp xúc da với bệ ngồi. Ngoài ra, da người cũng có lớp vi sinh vật bảo vệ hiệu quả trước tác nhân bên ngoài.”
Điều đáng lo hơn, theo các nghiên cứu, là các bề mặt thường xuyên bị chạm vào như vòi nước, tay nắm cửa, hộp đựng giấy vệ sinh…, nơi vi khuẩn dễ bám dính nếu không được vệ sinh đúng cách.
Đặc biệt cẩn trọng với “đám mây vi khuẩn” sau mỗi lần xả nước
Nghiên cứu cho thấy, mỗi lần xả nước bồn cầu sẽ tạo ra “đám mây” chứa các giọt li ti mang theo vi khuẩn từ phân, nước tiểu, thậm chí chất nôn. Các giọt này có thể bay xa đến 1,5 mét, lơ lửng trong không khí hơn 20 giây và bám vào mọi bề mặt gần đó – bao gồm tay nắm cửa, sàn nhà, thậm chí cả điện thoại nếu bạn mang vào nhà vệ sinh.
Đáng lưu ý, 75% người dùng thường mang điện thoại vào nhà vệ sinh, biến thiết bị này thành nơi tiềm ẩn hàng nghìn vi khuẩn như E. coli hay Pseudomonas – tác nhân gây tiêu chảy, viêm phổi và nhiễm trùng máu.
Làm sao để đi vệ sinh công cộng mà vẫn an toàn?
Ngồi hẳn xuống bệ thay vì giữ tư thế lơ lửng. Có thể lót giấy vệ sinh nếu bệ quá bẩn.
Rửa tay kỹ sau khi vệ sinh, tránh chạm lại vào vòi nước hay tay nắm cửa bằng tay trần. Dùng khăn giấy để khóa vòi và mở cửa.
Không nên mang điện thoại vào toilet hoặc vệ sinh điện thoại thường xuyên bằng dung dịch cồn 70%.
Nếu phải dùng nhà vệ sinh đông người, nên đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước để hạn chế phát tán vi khuẩn.
News
Ai uống nước đậu đen ĐẶC BIỆT CHÚ Ý
Nước đậu đen ranglà loại đồ uống quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, khi uống, bạn nên thêm một…
Kẻ sat-n;;;han vụ bộ xư;;;;ơng trong bồn nước đã khai hết tất cả, cách thức hắn nh;;;;ét x;;;ác vào cuối cùng đã rõ
Sự trùng lặp của con số… 13 Ngày 6/12, ông Nguyễn Văn Quỳ, ở xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên…
Cả nước rùng mình khi nhắc đến Đà Nẵng: 2 ngày liên tiếp phát hiện 2 vụ việc
Lực lượng chức năng phường Hòa Xuân đã yêu cầu hộ kinh doanh tạm dừng sản xuất bún cho đến…
Quá kinh khủng danh tính nữ tài xế lái ô tô tông li;;;ên h;;;oàn 10 xe máy trên phố Hà Nội
Chiếc ô tô sau khi gây tai nạn liên hoàn đã đâm đổ một cây xanh khá to trên phố…
Từ giờ ai còn dám chơi ở bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng nữa, thực sự chỉ đúng 10s mà m;;ất m;;;ạng
Một du khách tử vong khi tham gia nhảy dù trên bán đảo Sơn Trà, thuộc phường Sơn Trà (nhập…
Khoảnh khắc ghi lại cảnh du khách rơ;;i x;;;uống rừng tu;vo;ng tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng
Một vụ tai nạn dù lượn xảy ra trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng khiến một du khách rơi…
End of content
No more pages to load