Gần 1 tấn chân gà, thịt trâu và má lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vừa bị lực lượng QLTT Hà Nội thu giữ tại một hộ kinh doanh ở Ba Vì.
Mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 18, Chi cục QLTT thành phố Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra Hộ kinh doanh Lục Hồng, tại thôn Thuận An, xã Thái Hòa, huyện Ba Vì phát hiện và thu giữ gần 1 tấn chân gà, thịt trâu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại thời điểm kiểm tra lực lượng chức năng đã phát hiện tại hộ kinh doanh Lục Hồng đang tàng trữ 500kg chân gà nguyên xương đông lạnh được đựng trong túi ni lông màu trắng không có nhãn mác, không có hóa đơn, chứng từ; 5 thùng thịt trâu (20kg/thùng) đông lạnh có nhãn in chữ nước ngoài, do nước ngoài sản xuất, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam; 5 thùng má lợn (20kg/thùng) đông lạnh có nhãn in chữ nước ngoài, do nước ngoài sản xuất, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Tổng giá trị hàng hóa lên đến hơn 40 triệu đồng. Lực lượng chức năng đã ra quyết định xử phạt hộ kinh doanh Lục Hồng 49 triệu đồng và tiêu huy lượng hàng hóa không nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trị giá 29,5 triệu đồng.
Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội Dương Mạnh Hùng cho biết, việc đội QLTT số 18 (Chi cục QLTT Hà Nội) tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Lục Hồng (xã Thái Hòa, huyện Ba Vì) là hoạt động thiết thực trong việc triển khai Quyết định số 2312/QĐ-UBND về việc thành lập 2 đoàn liên ngành tập trung kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm đối với sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và bảo vệ sức khỏe trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.
Thời gian kiểm tra diễn ra từ ngày 9/5 đến 15/6/2025. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện các quy định về ATTP, đảm bảo hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật ATTP; xử lý, kiến nghị xử lý hoặc chuyển xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về ATTP.
Đoàn cũng thực hiện tổng hợp kết quả kiểm tra, các đề xuất, kiến nghị báo cáo về Sở Y tế (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm TP) để tổng hợp báo cáo theo quy định.
UBND TP Hà Nội giao Sở Công Thương và Sở Y tế có trách nhiệm bố trí phương tiện; kinh phí lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu sản phẩm thực phẩm phục vụ Đoàn kiểm tra khi thực hiện nhiệm vụ. Thời gian qua, tình trạng thực phẩm, sữa, thuốc, thực phẩm chức năng giả diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng tại Việt Nam. Các sản phẩm giả, kém chất lượng thường được sản xuất tinh vi, khó phân biệt với hàng thật và chủ yếu được tiêu thụ qua các kênh bán lẻ, mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.
Theo Doanh Nghiệp Tiếp Thị
News
Sự thật khó tin về câu nói ‘sầu riêng ng:.â:.m th:.uốc ăn ngon hơn’
Quả sầu riêng thị phi nhất hè 2025 đây rồi. Drama sầu riêng “hàng dạt” giá cao giữa Hoàng Anh…
Cổng trường bán mấy món này nhiều lắm, chỉ sợ…
(Dân trí) – UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng…
Trời ơi rong biển bố mẹ cho c:.on ăn hàng ngày đây ư? Tận 40.000 gói, thương cho các c:.on
Bắc Ninh – Lực lượng Quản lý thị trường phát hiện và thu giữ 40.000 gói rong biển không rõ nguồn gốc….
Tổng số người g:.ặ:.p n:.ạ:.n tại biển Cửa Lò sáng nay: Trời ạ sao lại nhiều vậy chứ
Sau cơn bão số 1, nhiều du khách tắm biển Cửa Lò ở Nghệ An bị sóng cuốn, được lực…
Đã rõ nguyên nhân 21 người dân và du khách g:.ặ:.p n:.ạ:.n tại biển Cửa Lò sáng nay: Trời ạ bà con đừng làm vậy nữa
VOV.VN – 21 người dân và du khách gặp nạn trong vùng nước xoáy tại biển Cửa Lò, thành phố…
Cả nước đang hướng về biển Cửa Lò: Trời ơi x:.ót xa cho hàng chục du khách, sao lại xảy ra chuyện kinhkhung như vậy được chứ
Nghệ AnTrong lúc tắm biển Cửa Lò, hơn 20 người bị sảy chân vào vũng sâu chới với, được Trung…
End of content
No more pages to load