Chính phủ đã có quy định về mức lương hưu hằng tháng đối với từng trường hợp, thực hiện từ ngày 1/7/2025. Trong khi đó, điều kiện để hưởng lương hưu là đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 15 năm trở lên rút ngắn thời gian đóng 5 năm so với quy định hiện nay.
Nghị định số 158 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về BHXH bắt buộc nêu rõ, mức lương hưu hàng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 66 của Luật BHXH.
Điều 66 của Luật BHXH quy định, đối với lao động nữ, bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Chính phủ đã có quy định về mức lương hưu hàng tháng đối với từng trường hợp, thực hiện từ ngày 1/7/2025. Ảnh minh họa.
Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
Tại Nghị định 158 quy định chi tiết mức lương hưu hàng tháng như sau: Mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH quy định tại Điều 72 của Luật BHXH.
Đối tượng quy định của Luật BHXH đã tham gia BHXH trước ngày 1/7 mà có thời gian đóng BHXH bắt buộc theo các đối tượng này từ đủ 20 năm trở lên khi tính mức lương hưu hằng tháng thấp hơn mức tham chiếu thì được tính bằng mức tham chiếu.
Về mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu, người lao động trong điều kiện lao động bình thường thì lấy mốc tuổi theo điểm a khoản 1 Điều 64 của Luật BHXH.
Người lao động có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021 thì lấy mốc tuổi theo điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật BHXH;
Ngoài ra, người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm công việc khai thác than trong hầm lò thì lấy mốc tuổi theo điểm c khoản 1 Điều 64 của Luật BHXH.
News
Đã tìm ra bà chủ quán phở Nghệ An ăn dở 2 múi mít của bà lão nhất quyết không trả tiền! Sao lại nỡ lòng hả trời
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh bà lão hơn 70 tuổi (ở Nghệ…
Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long: Tìm thấy thithe b-é tr-ai gần đảo Ti Tốp
Trong quá trình tìm kiếm gần đảo Ti Tốp trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), lực lượng chức năng đã…
Cập nhật: Bão Wipha đã vào đến Vịnh Bắc Bộ người dân ở những khu vực sau tuyệt đối ở yên trong nhà
Lúc 4h sáng nay, tâm bão số 3 (Wipha) đang cách Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 275km về phía…
Bố mẹ ơi ở đây tối và lạnh lắm con muốn về Hà Nội! Bão sắp về nhưng
Cuối tháng 7 năm 2025, gia đình chị Hạnh gồm ba người — chị, chồng là anh Dũng, và cậu…
Tôi kiệt sức rồi! Tôi buông tay nhé xin hãy chuyển lời với gia đình tôi…..
Bốn người đàn ông — Quân, Hào, Tùng và Lĩnh — là bạn thân từ thời đại học. Họ cùng…
Tỉnh Quảng Ninh sẽ đỡ đầu cho các cháu nhỏ mồ côi sau vụ tai nạn lật tàu trên vịnh Hạ Long
Hơn 1000 người tham gia cứu hộ, tìm kiếm Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, tàu gặp nạn…
End of content
No more pages to load