Luật Nhà giáo 2025 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2026. Một trong những điểm nổi bật là bỏ quy định chia hạng giáo viên.
Từ 1.1.2026, Luật Nhà giáo có hiệu lực, bỏ chia hạng giáo viên. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Luật Nhà giáo 2025 được xem như một bộ luật riêng dành cho đội ngũ nhà giáo. Luật được kỳ vọng sẽ khắc phục bất cập trong hệ thống lương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên yên tâm công tác, cống hiến và nâng cao chất lượng giảng dạy.
Theo đó, luật có nhiều điểm mới quan trọng, trong đó đáng chú ý nhất là việc bãi bỏ quy định chia hạng giáo viên (hạng I, II, III). Quy định cũ được cho là đã gây nhiều bất cập và áp lực không đáng có cho giáo viên trong nhiều năm qua.
Không còn chia hạng, chức danh nhà giáo
Theo Điều 12 của Luật Nhà giáo, chức danh nhà giáo sẽ không còn bị chia theo các hạng như trước. Thay vào đó, chức danh sẽ được xác định dựa trên:
Trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên;
Yêu cầu cụ thể của từng cấp học, trình độ đào tạo;
Phù hợp với từng cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ là người ban hành văn bản hướng dẫn về việc xác định tương đương chức danh trong từng bậc học. Chính phủ cũng sẽ quy định chi tiết về cách thực hiện và lộ trình áp dụng.
Nhiều chính sách có lợi cho giáo viên
Từ ngày 1.1.2026, Luật Nhà giáo chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực, đặc biệt là với giáo viên công tác ở vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.
Theo quy định tại Điều 24 của Luật, giáo viên sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ như:
Trợ cấp theo tính chất công việc, khu vực công tác;
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng;
Hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp;
Phụ cấp lưu động cho giáo viên dạy tăng cường, dạy tại nhiều điểm trường, giáo viên biệt phái hoặc làm công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục;
Các chính sách khác theo quy định pháp luật về viên chức và lao động.
Ngoài ra, giáo viên làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ thêm:
Được bố trí chỗ ở công vụ hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà nếu chưa có chỗ ở;
Hỗ trợ tiền tàu xe khi công tác tại các vùng khó khăn;
Hưởng phụ cấp, trợ cấp theo quy định riêng cho từng đối tượng.
Các nhà giáo dạy ở trường chuyên biệt, dạy trẻ khuyết tật, giáo dục hòa nhập, hoặc dạy môn năng khiếu, tiếng dân tộc thiểu số, tiếng Việt tăng cường cũng sẽ được hưởng một số hỗ trợ cụ thể.
Chính quyền địa phương và cơ sở giáo dục có thể áp dụng thêm các chính sách phù hợp với tình hình thực tế và năng lực tài chính để hỗ trợ đời sống và phát triển nghề nghiệp cho nhà giáo.
News
Bất ngờ diện mạo Đỗ Nhật Nam sau 10 năm sang Mỹ
Vốn là người sống kín tiếng, ít khi chia sẻ ảnh về bản thân nên mỗi lần lộ diện Đỗ…
Nghệ sĩ Hoài Linh hát đám cưới ở quê nhà, hút gần 3 triệu lượt xem
Mới đây, một đoạn clip ghi lại khoảnh khắc nghệ sĩ Hoài Linh biểu diễn tại một đám cưới vừa…
Đình Tú – Ngọc Huyền từ lúc yêu bí mật đến công khai vợ chồng
Cặp diễn viên Đình Tú – Ngọc Huyền từng trải qua yêu đương bí mật, giấu chuyện tình cảm trước…
Tung tích HảiNhư giờ đang ở đâu? Kết quả xét nghiệm ADN ở Chương Mỹ khiến cả gia đình gục ng-ã
Ngày 8/7, một người thân của cô gái Lương Hải Như (23 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) – người mất tích…
Thí sinh đau đầu chọn nguyện vọng vì đoán chắc điểm toán, tiếng Anh thấp
Với đề thi tốt nghiệp THPT được đánh giá khó đạt điểm cao, những thí sinh xét tuyển đại học…
Nữ diễn viên đứng cạnh Diễm Hương 29 năm trước giờ đã là con dâu hào môn, nhan sắc top 1 Việt Nam
Bạn có nhận ra bé gái trong bức ảnh này? Mới đây, những bức ảnh khi đang ở độ rực…
End of content
No more pages to load