Bạn đã nắm được những quy định này chưa?
Ngày 16/6 vừa qua, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Nhà giáo, đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.
Đây là cột mốc quan trọng khẳng định chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong việc tôn vinh, chăm lo, bảo vệ và phát triển đội ngũ nhà giáo. Luật gồm 9 chương, 42 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.
Dưới đây là quy định về “quyền của nhà giáo”, “nghĩa vụ của nhà giáo” và “những việc nhà giáo không được làm” trong Luật nhà giáo 2025.
Luật Nhà giáo 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026. (Ảnh minh họa)
Quyền của nhà giáo
1. Nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật về viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, nhà giáo còn có các quyền sau đây:
a) Được giảng dạy, giáo dục phù hợp chuyên môn đào tạo; chủ động phân phối thời lượng, sắp xếp nội dung theo chương trình giáo dục; lựa chọn, sử dụng tài liệu, học liệu phục vụ hoạt động giảng dạy, giáo dục; nhận xét, đánh giá, tham gia khen thưởng, xử lý kỷ luật người học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục;
b) Được nghiên cứu khoa học và chuyển giao sản phẩm nghiên cứu khoa học, hưởng chính sách ưu đãi trong hoạt động nghiên cứu khoa học; tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở giáo dục đại học thành lập, hoạt động trong lĩnh vực phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
c) Được tôn trọng, bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm; được đối xử bình đẳng trong hoạt động và phát triển nghề nghiệp;
d) Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật;
đ) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ;
e) Được tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.
Nghĩa vụ của nhà giáo
1. Nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, nhà giáo còn có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giảng dạy, giáo dục đúng mục tiêu, nguyên lý giáo dục; thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;
b) Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự, nhân phẩm, đạo đức nhà giáo; mẫu mực, nêu gương trong hoạt động nghề nghiệp và ứng xử trong quan hệ xã hội; bảo đảm liêm chính học thuật;
c) Phát huy phẩm chất, năng lực và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của người học;
d) Tôn trọng, đối xử công bằng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học;
đ) Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; nghiên cứu và áp dụng khoa học giáo dục; cập nhật nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định của pháp luật;
e) Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, dân chủ, đổi mới, sáng tạo.
Luật quy định rõ về quyền của Nhà giáo. (Ảnh minh họa)
Những việc nhà giáo không được làm
1. Nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập không được làm những việc viên chức không được làm theo quy định của pháp luật về viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động theo quy định của pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, nhà giáo không được làm các việc sau đây:
a) Phân biệt đối xử giữa những người học dưới mọi hình thức;
b) Gian lận, cố ý làm sai lệch kết quả trong hoạt động tuyển sinh, đánh giá người học;
c) Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức;
d) Ép buộc người học nộp tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật;
đ) Lợi dụng chức danh nhà giáo và hoạt động nghề nghiệp để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo bao gồm:
a) Không thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với nhà giáo theo quy định của pháp luật;
b) Đăng tải, phát tán thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp khi chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền;
c) Các việc không được làm khác theo quy định của pháp luật.
News
Ch;á;y chung cư Độc Lập, 8 người tuvong: Nguyên nhân bất ngờ gây nên th;ả;m h;ọ;a
Nguyên nhân ban đầu vụ cháy khiến 8 người thiệt mạng ở chung cư Độc Lập được xác định do…
Nam sinh đóng núi tiền học ĐH top 1 suốt 4 năm, khi thi tốt nghiệp mới phát hiện chưa hề trúng tuyển: Trường thông báo 1 câu quá s;ố;c
Mãi đến khi chuẩn bị thi tốt nghiệp vào đại học năm 4, 1 nam sinh Trung Quốc mới nhận…
Gửi tiết kiệm 12 tỷ đồng, 13 phút sau số dư chỉ còn 0, ngân hàng tuyên bố s/ố/c
Gửi 3,3 triệu NDT với kỳ vọng hưởng lãi suất cao, doanh nhân Trung Quốc mất sạch tiền tiết kiệm,…
Thủ tiết phụng dưỡng bố chồng 5 năm thì con dâu bỗng dưng to bụng, ai cũng xì xầm “thứ lo:ạ:n lu:â:n” rồi nhận ra sự thật không ngờ
au 5 năm ở vậy chăm bố chồng thì người ta bỗng thấy Hà có thai. Một cô con dâu…
Chia tay nửa năm, bạn trai cũ bỗng gửi thiệp cưới. Tôi lên đồ lộng lẫy đến đám cưới, ai ngờ cô dâu nhìn thấy đã kéo tay tôi
Tôi đi theo mà chẳng kịp nghĩ gì. Tôi nhận được thiệp cưới của anh cách đây hơn một tháng….
Mẹ đ:ẻ lên chơi tôi gói cho bà ít đồ ăn thừa mang về, mẹ chồng liền chạy tới gi:ậ:t lại nhưng mẹ tôi lại vui ra mặt
Tôi năm nay 25 tuổi. Sau 3 năm hẹn hò, tôi và chồng đã tổ chức đám cưới hồi đầu…
End of content
No more pages to load