Tôi định sinh con trên Hà Nội để tiện chăm sóc và an tâm hơn, nhưng mẹ chồng nhất quyết bắt tôi về quê, lấy lý do “già rồi, không đi xa được”. Cuối cùng tôi phải theo ý bà, về quê chồng chờ sinh.

Tôi và chồng cưới nhau chưa lâu thì chuyển lên thành phố lập nghiệp. Cuộc sống hai vợ chồng tuy vất vả nhưng tự do và ngập tràn tiếng cười. Có hôm tan làm muộn, hai đứa rủ nhau đi ăn quán lề đường, cùng uống một ly bia, cùng cười sảng khoái như đôi bạn tri kỷ. Tình yêu cũng vì thế mà thêm phần bền chặt.

Rồi tôi mang thai. May mắn là không nghén nhiều, ăn uống tốt, chồng thì luôn săn sóc chu đáo. Chỉ có mẹ chồng là khiến tôi chạnh lòng. Từ lúc biết tôi mang bầu bé gái, bà dần ít hỏi han, không còn gửi đồ ăn hay gọi điện thăm nom nữa. Thậm chí còn khuyên chồng tôi “không cần tẩm bổ nhiều, sinh con gái thì ăn nhiều cũng uổng”.

Tôi định sinh con trên Hà Nội để tiện chăm sóc và an tâm hơn, nhưng mẹ chồng nhất quyết bắt tôi về quê, lấy lý do “già rồi, không đi xa được”. Cuối cùng tôi phải theo ý bà, về quê chồng chờ sinh.

Ngày tôi nằm trên bàn mổ, đau đến mức mồ hôi ướt đẫm lưng, thì mẹ chồng… đang tám chuyện ở ngoài hành lang bệnh viện. Chỉ đến khi y tá gọi người nhà nhận cháu bà mới hớt hải chạy vào, tay chân luống cuống. Sinh mổ được 10 ngày mẹ chồng chăm sóc bằng thực đơn đặc biệt khiến tôi phải ôm con về ngoại gấp Tôi đẻ mổ nên đau và yếu, vậy mà mẹ chồng chỉ ở viện một đêm rồi về, để mặc tôi một mình trong bệnh viện lạnh ngắt, nhờ người lạ mua cháo, thay đồ. May sao chồng tôi về kịp ngày hôm sau, ở bên tôi được một tuần rồi lại phải đi làm.

Từ lúc đó, tôi chính thức sống trong cảnh “nhìn mặt mẹ chồng mà sống”. Mỗi bữa ăn chỉ có rau ngót luộc, 2 quả trứng luộc và chút muối hột. Ngày nào cũng vậy, đều đều như vắt chanh. Mẹ chồng bảo ăn thế mới “tống được sản dịch ra, mới có sữa, mới mau lành vết mổ”… Nhưng tôi ăn đến mệt lả, sữa thì mất dần rồi cạn hẳn.

Khi tôi mở lời xin bà đổi bữa, bà liếc nhìn cháu gái rồi nói đầy cay nghiệt: “Ăn cho lắm rồi cũng đẻ con gái, sau này lớn cũng chẳng giúp được gì? Ở thành phố ăn quen đồ ngon giờ về quê lại kêu?”. Rồi bà tiện tay ném cả chậu quần áo bẩn ra giữa phòng, bắt tôi giặt riêng vì “ở cữ dính vào là xui xẻo”.

Tôi nhìn đứa con nhỏ mới chào đời, lòng đau thắt. Một người mẹ chồng dù không cùng máu mủ nhưng cũng là người một nhà lại có thể lạnh nhạt đến mức này sao?

Ngay sáng hôm sau, tôi lặng lẽ thu dọn đồ đạc, gọi taxi và ôm con về nhà mẹ đẻ. Không phải tôi yếu mềm, mà vì tôi cần một nơi đủ ấm áp để nuôi con khôn lớn. Một nơi không có ánh nhìn cay nghiệt dành cho đứa trẻ chỉ vì con bé không sinh ra đúng kỳ vọng của người khác.