Thú thật, từ xưa đến nay tôi chưa từng nhận món quà nào giá trị như vậy từ con rể.

Tôi năm nay hơn 50 tuổi, sống ở quê cùng chồng. Vợ chồng tôi chỉ có một cô con gái, từ bé đã được nuông chiều, là bảo bối của cả nhà. Con bé học hành không giỏi, nhưng lại ngoan hiền, biết nghe lời. Tôi luôn mong nó được gả cho người chồng tử tế, sống êm đềm.

Cách đây hơn một năm, con gái tôi quen và quyết định lấy một chàng trai cách nhà tôi hơn 200km. Nhà chàng trai ấy nghèo, bố bệnh lâu năm, mẹ làm nông vất vả. Ban đầu, tôi không đồng ý. Nhưng con bé nhất quyết, nước mắt ngắn dài, nói rằng chỉ có cậu ấy thật lòng thương yêu nó.

Thương con, tôi đành xuôi lòng. Không những không đòi sính lễ, tôi còn giúp tiền để hai đứa mua nhà ở gần thành phố, mong con được sống tử tế, yên ổn. Ngày cưới, con rể tôi lễ phép, miệng dẻo, nói chuyện khéo khiến tôi cũng yên tâm phần nào.

Đến chăm con gái mang thai, con rể biếu 50 triệu và tiếp đón tận tình nhưng hôm sau tôi rời đi - 1

Tôi không đồng ý cho con cưới, nhưng con quyết cưới bằng được, nói rằng chỉ có cậu ấy thật lòng thương yêu nó. (Ảnh minh họa)

Nửa năm sau đám cưới, con gái gọi điện về, nói:

– Mẹ ơi, con có thai rồi. Dạo này con ốm nghén quá, mẹ vào đây chăm con một thời gian được không?

Tôi nghe tin, vừa mừng vừa lo. Mừng vì sắp được làm bà ngoại, lo vì con gái còn vụng về, sợ nó không biết chăm sóc bản thân lúc thai nghén. Sau đó, tôi thu xếp hành lý, bắt xe vào thành phố chăm con, mang theo vài món đồ quê và cả tình thương trong lòng.

Vợ chồng con gái ra tận bến xe đón tôi. Con rể vẫn niềm nở, tay xách đồ, miệng cười tươi. Về đến nhà, tôi thấy mọi thứ cũng gọn gàng, sạch sẽ. Tôi thầm nghĩ: “Chắc nó cũng trưởng thành hơn rồi”.

Buổi tối hôm đó, khi cả nhà ăn cơm xong, con rể rụt rè đặt lên bàn một chiếc phong bì, nói:

– Mẹ ơi, con biết mẹ bỏ việc ở quê vào đây vất vả. Con chẳng có gì nhiều, biếu mẹ ít tiền gọi là có lòng, mẹ đừng chê nhé.

Tôi mở ra, thấy bên trong là 50 triệu đồng. Tôi sững người. Thú thật, từ xưa đến nay tôi chưa từng nhận món quà nào giá trị như vậy từ con rể. Tôi từ chối, nhưng con rể và con gái năn nỉ mãi:

– Mẹ cứ cầm lấy, mai mốt con sinh nở thì mẹ lo tiền chợ búa giúp con. Chồng con anh ấy vụng khoản này lắm, không biết đi chợ đâu.

Tôi nghĩ thấy hợp lý nên không từ chối nữa. Nhưng tôi để ý, khi đó vợ chồng con gái trông có biểu hiện khá lạ, tuy vẫn cười nhưng khá gượng gạo. Vì thế, tôi linh cảm có gì đó không ổn.

Đến chăm con gái mang thai, con rể biếu 50 triệu và tiếp đón tận tình nhưng hôm sau tôi rời đi - 2

Hôm đó, vợ chồng con gái ra tận bến xe đón tôi. (Ảnh minh họa)

Tối hôm đó, khi tôi dậy đi vệ sinh, đi ngang qua phòng vợ chồng con gái thì vô tình nghe được tiếng thì thầm của hai đứa:

– Em có chắc mẹ sẽ đưa lại tiền không? Em bảo mẹ sẽ không nhận tiền đâu, giờ thì sao?

– Mẹ cầm rồi sau này cũng cho lại con cháu, lo cho mẹ con em thôi. Bà không lấy đâu, anh đừng lo.

– Anh không cần biết. Anh giả đưa tiền để lấy lòng, không phải để bị giữ. Anh còn phải lo bao nhiêu chuyện. Xe hỏng, tiền nhà, sắp tới con chào đời nữa…

Tim tôi thắt lại. Thì ra, món quà 50 triệu ấy không phải đơn thuần là tấm lòng hay sự biết ơn, mà là một phép thử đầy toan tính. Tôi trằn trọc suốt đêm. Không vì số tiền, mà vì nỗi hụt hẫng khi tấm chân tình bị xem nhẹ, tình cảm bị cân đo như một cuộc mặc cả.

Đến chăm con gái mang thai, con rể biếu 50 triệu và tiếp đón tận tình nhưng hôm sau tôi rời đi - 3

Tim tôi thắt lại khi vô tình nghe được cuộc trò chuyện của vợ chồng con gái. (Ảnh minh họa)

Sáng sớm hôm sau, khi cả nhà còn đang ngủ, tôi lặng lẽ thức dậy, thu dọn hành lý. Trước khi rời đi, tôi đặt lại phong bì 50 triệu trên bàn ăn, ngay ngắn. Kèm theo đó là một mảnh giấy nhỏ: “Mẹ gửi lại tiền cho các con. Vì mẹ đến đây bằng tình thương, không phải để đổi lấy sự tính toán. Mong con hiểu”.

Tôi kéo vali bước ra cửa. Không oán trách, không nước mắt, nhưng lòng tôi thì nặng trĩu. Trên chuyến xe về quê, tôi không mang theo phong bì ấy. Nhưng trong túi xách, tôi ôm chặt một điều khác, đó là nỗi buồn của một người mẹ khi nhận ra lòng tin của mình đã bị đem ra thử thách.

Một tuần sau sau, con gái và con rể cùng nhau về quê. Thấy tôi, con rể cúi đầu nói:

– Mẹ ơi… con sai rồi, đáng nhẽ con không nên thử lòng mẹ như thế. Mẹ tha thứ cho chúng con nhé.

Con gái cũng nắm tay chân thành nói lời xin lỗi. Tôi lặng yên nhìn họ, lòng trĩu nặng mà cũng dịu lại. Lời xin lỗi ấy không chỉ là lời nói suông, mà còn là dấu hiệu của sự thức tỉnh, một bước đầu để hàn gắn và thay đổi. Đôi khi, im lặng và rời đi lại là cách để người khác nhận ra giá trị thật sự của tình thân.