“Tôi rất thích hoa hậu, nhưng chỉ cần một hoa hậu thôi, đó là người đang ở nhà chăm ba đứa con cho tôi” – Một câu nói của Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc tại tọa đàm của báo Vietnamnet bàn về lạm phát hoa hậu đang được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.
1751603576103.png
Tôi, tất nhiên đọc được nhiều quá trên newsfeed cá nhân của mình, và cảm giác đầu tiên: câu trả lời của ông Bắc quá khéo, trả lời như không trả lời :cool: Và nói thật, thâm tâm tôi nghĩ với vai trò Cục trưởng, trả lời như vậy là né tránh trách nhiệm. Nhưng tôi vẫn phải tìm lại buổi tọađàmđó xem lại thực sự là thế nào.
1751609705657.png
Và rồi, như thường thấy trong thời đại mạng xã hội, một câu nói được trích ra khỏi toàn bộ phát biểu bỗng trở thành đại diện cho cả quan điểm. Nhiều người đọc xong giật tít có thể như tôi cho rằng ông Xuân Bắc chỉ đùa, tránh né vấn đề thật, không dám đề cập đến tình trạng lạm phát hoa hậu. Nhưng nếu đặt vào toàn bộ bối cảnh, có thể thấy ông đã thực hiện rất đúng vai trò của một nhà quản lý. Ông nêu rõ thực trạng, chỉ ra những kẽ hở trong việc phân cấp tổ chức thi sắc đẹp, khẳng định Bộ đã giao Cục chủ trì sửa đổi nghị định 144, và hiện Cục đang tích cực lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất giải pháp phù hợp với bối cảnh mới.

recommended by

Trinity square
Sống đẳng cấp tại căn hộ Masteri tại Ocean Park chỉ từ 450 triệu
Lợi nhuận vượt trội với Vinhomes, đừng bỏ lỡ!
Nhấp ngay

Vấn đề không nằm ở chỗ ông có nói hay không, mà nằm ở chỗ chúng ta đã được chọn cho nghe phần nào. Một câu nói đùa duyên dáng, có chủ đích để dẫn dắt sang phần phát biểu nghiêm túc, lại bị tách riêng thành một “phát ngôn gây sốt”, khiến phần thông tin chính thức và quan điểm quản lý bị lu mờ hoàn toàn.

Đây chính là mặt trái rõ rệt của truyền thông giật tít. Bối cảnh bị bỏ qua, thông điệp bị bóp méo, và công chúng thì dễ bị dẫn dắt bởi phần hài hước hoặc cảm tính nhất trong một phát ngôn. Khi chỉ trích một ai đó “né tránh”, có lẽ điều đầu tiên cần làm là đọc lại đầy đủ những gì họ đã thực sự nói.

Một câu nói hay có thể lan nhanh, nhưng một câu nói đầy đủ mới giúp người nghe hiểu đúng. Trong thời đại mọi thứ được tối giản để dễ chia sẻ,, thu hút lượng truy cập, ai cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của chính những điều mình nói.

Với chúng ta, người tiếp nhận thông tin, cũng cần học cách chậm lại vài giây, kiểm chứng và đặt lại câu hỏi: liệu đây có phải toàn bộ câu chuyện?

Advertisements

 

Ads end in 08


Nếu không, chúng ta không phải đang tìm hiểu sự thật, mà chỉ đang tiêu thụ những mẩu nội dung được “định hướng cảm xúc” ngay từ dòng tít.

Bạn có bao giờ bị rơi vào hoàn cảnh phải quay xe trên mạng chưa?