Tôi không biết mình còn chịu đựng được người chồng này đến bao giờ nữa.
Tôi lấy chồng đã 5 năm. Từ ngày về làm dâu, tôi đã biết nhà chồng có của ăn của để. Bố mẹ chồng có nhà lầu, xe hơi, xưởng cho thuê, đồ ăn thức uống quanh năm chẳng thiếu thứ gì. Thậm chí có những món ngon tôi mua về biếu, ông bà chỉ để đó rồi đem cho người quen, hoặc gọi mấy đứa cháu sang lấy. Vậy mà chồng tôi, cứ hễ trong nhà có gì ngon, mới, hay mua được nhiều là đầu tiên nghĩ tới việc mang về biếu bố mẹ đẻ.
Lúc đầu tôi nghĩ anh hiếu thảo, thấy cũng mừng nhưng dần dần tôi nhận ra cái kiểu hiếu thảo của anh lệch lạc đến mức bất công.
Bố mẹ tôi ở quê, tuổi già vẫn lam lũ, sống tằn tiện từng đồng. Mùa hè, bố còn ra đồng bắt ốc, mẹ thì cắm mặt ngoài chợ bán rau. Họ sống trong căn nhà cũ kỹ, nền gạch lát từ thời tôi còn học lớp ba, mùa mưa là nước lênh láng khắp nhà. Vậy mà năm rồi khi tôi mang thùng bánh kẹo ngoại về biếu, chồng tôi biết chuyện, cười nhạt rồi quay sang hỏi: “Thế mình có nên đặt thêm hai thùng gửi về cho bố mẹ anh không? Mẹ anh bảo thích cái vị bơ đó”.
Bố mẹ chồng có thiếu gì đâu, song cứ hễ tôi cho bố mẹ đẻ cái gì là chồng tị nạnh, bảo tôi không sát sao tới nhà nội. Còn khi anh tự ý mang đồ biếu nhà nội thì anh cho rằng thế là phải, là đúng, tôi không được quyền thắc mắc vì khi tôi nói ra, anh sẽ vặc lại: “Em đi lấy chồng thì phải theo nhà chồng”.
Nhiều lần tôi gợi ý: “Hay mình biếu bố mẹ em cái máy lọc nước, mẹ em cứ than nước giếng giờ nhiều phèn”. Anh gật gù, bảo cũng được, nhưng hết tháng này tới tháng sau vẫn không thấy anh mua. Đến khi tôi gắt lên thì anh mới chịu đi mua, song anh đặt 2 cái, một cái cho nội một cái cho ngoại, lúc này thì công bằng gớm chưa.
Ảnh minh họa
Tôi không phải người so đo, nhưng cũng là con người, bố mẹ tôi nuôi tôi ăn học, cưới gả, chưa từng đòi hỏi gì. Mỗi lần tôi biếu chút tiền, mẹ còn rút lại, bảo: “Để lo cho con cái của con đi, mẹ không cần đâu”. Thế mà mỗi lần anh về nhà nội là xách theo bao nhiêu quà cáp, tôm cá, yến sào, rồi lại dúi thêm phong bì, nói là “cho bố mẹ tiêu vặt”. Mẹ chồng đon đả cười nhận, cứ như đó là nghĩa vụ của chúng tôi.
Tôi ấm ức nhưng không dám cãi, chỉ thỉnh thoảng góp ý nhẹ nhàng. Anh nghe thì ậm ừ rồi đâu lại vào đấy.
Dạo gần đây mẹ tôi bị đau khớp, đi lại khó khăn. Tôi định đưa bà lên thành phố khám, chồng lại bảo tháng này đang hụt tiền vì vừa mua cái máy chạy bộ cho ông nội. Tôi không nói thêm lời nào. Tối đó, tôi ngồi lặng lẽ tính toán lại tất cả những chi tiêu trong năm, rồi tự mình đặt lịch khám cho mẹ, âm thầm xoay tiền để lo.
Chẳng lẽ sống trong một mái nhà mà người đàn ông tôi gọi là chồng lại có thể vô tâm đến mức ấy? Tôi đã nhiều lần tự hỏi, nếu tôi cũng chỉ nghĩ đến bố mẹ mình, gạt bỏ nhà chồng như cách anh đang làm với bên ngoại, liệu anh có chịu được không? Tôi có nên tiếp tục nhẫn nhịn nữa không đây?
News
Bão WIPHA rất mạnh đêm nay đổ bộ, giật cấp 14, các tỉnh sau đề phòng mưa lớn 1 tuần
Dự báo, rạng sáng 21/7, bão WIPHA đạt cấp 11, giật cấp 14. Theo bản tin dự báo thời tiết…
Từ ngày có người làm ở nhà, bà chủ góa chồng từ lâu bỗng dưng… to bụng
Nhà bà Lành xưa nay vốn yên ắng, nề nếp. Từ ngày ông Lành mất, bà sống với cô con…
2 đám cưới trong xóm cùng tổ chức 1 ngày, bên này nhạc trống ầm ĩ còn bên kia nghèo nên vắng vẻ, lác đác vài người
Sáng sớm, cả xóm Bàu Cạn như được “đánh thức” bởi tiếng loa kèn inh ỏi, tiếng pháo điện nổ…
Cứ nghỉ hè là chị dâu ở quê gửi 2 con lên thành phố “ăn chực”, 5 ngày 10kg gạo, cả thùng sữa mà không gửi tiền
Nuôi 3 đứa con, giờ thêm 2 cháu nữa, tôi và chồng tiêu tốn đống tiền. Hè nhìn người ta…
Tin chiếc xe tải bán đồ gia dụng trước nhà, tôi suýt m;ấ;t m;ạ;ng, chẳng còn về được quê hương
Trưa hè oi ả. Con đường làng bụi mù dưới ánh nắng cháy da. Chị Nhẫn ở nhà một mình,…
Nghe lời bạn trai cầm giúp túi đồ ra sân bay, tôi cay đắng bị b;ắ;t giữ như tội phạm
Tôi đứng trước gương, chỉnh lại mái tóc lần cuối. Váy trắng tinh khôi, môi hồng nhẹ nhàng, vali kéo…
End of content
No more pages to load