Thủ tướng yêu cầu Hà Nội triển khai lộ trình cấm xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong khu vực trung tâm từ giữa năm 2026, tiến tới mở rộng vùng phát thải thấp toàn thành phố vào năm 2030.
Theo Chỉ thị 20 ban hành ngày 12/7 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, bảo đảm đến ngày 1/7/2026 không còn mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực Vành đai 1.
Từ ngày 1/1/2028, ngoài cấm mô tô, xe gắn máy chạy xăng dầu, ôtô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng bị hạn chế trong khu vực Vành đai 1 và Vành đai 2; đến năm 2030 áp dụng với toàn bộ phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong phạm vi Vành đai 3.
Thành phố được giao lập và công bố Đề án vùng phát thải thấp trong quý III/2025. Đến năm 2030, Hà Nội cần phát triển mạng lưới giao thông công cộng đa phương thức, phủ kín các tuyến chính, kết nối khu vực đông dân cư và các đầu mối lớn. Hệ thống trạm sạc, dịch vụ cho phương tiện năng lượng sạch cũng như các đội xe buýt điện, tàu điện được yêu cầu mở rộng.
Cùng với đó, thành phố sẽ ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện sạch; tăng lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số và giá trông giữ với xe chạy xăng, dầu trong khu vực trung tâm. Từ quý IV/2025, Hà Nội cũng thí điểm cấm đồ nhựa dùng một lần tại nhà hàng, khách sạn, quán ăn trong Vành đai 1.
Tháng 12/2024, HĐND thành phố đã thông qua nghị quyết thực hiện vùng phát thải thấp, có hiệu lực từ 1/1/2025. Trong giai đoạn 2025-2030, Hà Nội sẽ thí điểm vùng LEZ tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình và khuyến khích nhân rộng sang các địa bàn khác. Sau năm 2031, việc thực hiện vùng phát thải thấp sẽ là bắt buộc tại các khu vực có nguy cơ cao.

Đường phố Hà Nội tắc đường, tháng 4/2025. Ảnh: Phạm Chiểu
Siết chặt kiểm soát ô nhiễm, xử lý nghiêm các vi phạm kéo dài
Chỉ thị của Thủ tướng đặt mục tiêu tạo chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt ở các đô thị lớn, khu công nghiệp, làng nghề và lưu vực sông. Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu chấm dứt tình trạng ô nhiễm kéo dài không được xử lý dứt điểm, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, cơ quan liên quan.
Bộ Công an được giao chủ trì điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về môi trường; trong đó đặc biệt lưu ý mở rộng điều tra, xác minh các hành vi thiếu trách nhiệm, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi dụng, lạm dụng chức vụ quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các hành vi có mục đích chống đối, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự.
Các bộ, ngành, địa phương được yêu cầu chủ động tham mưu, kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn thể chế, kịp thời giải quyết hiệu quả các vấn đề môi trường cấp bách, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm tại đô thị, làng nghề, lưu vực sông và hệ thống thủy lợi.
Trong đó, các cơ quan tham mưu sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo hướng: tăng mức xử phạt; mở rộng thẩm quyền xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cho các chức danh phù hợp với mô hình chính quyền ba cấp; trao thẩm quyền cho lực lượng Công an nhân dân xử phạt tất cả hành vi vi phạm hành chính về môi trường, cần bổ sung các biện pháp xử lý và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, như: tạm ngừng cung cấp điện, nước; hạ mức xếp hạng tín dụng… đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và trật tự, an toàn xã hội. Các nội dung này phải được hoàn thành trong năm 2025.
Hoàn thiện hệ thống quan trắc và dữ liệu môi trường quốc gia
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thủ tướng yêu cầu là nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục tại các khu công nghiệp, cụm sản xuất, khu dân cư có nguồn thải lớn. Toàn bộ dữ liệu quan trắc phải được kết nối về địa phương và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia, tiến tới đồng bộ với Trung tâm dữ liệu quốc gia. Danh sách các cơ sở buộc phải lắp đặt, đã lắp hoặc chưa lắp thiết bị quan trắc sẽ được công khai.
Bộ Tài chính được giao bổ sung quy định thu phí bảo vệ môi trường với khí thải phương tiện giao thông và rà soát, đề xuất chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào công nghệ xử lý chất thải, phát triển giao thông xanh và sử dụng năng lượng sạch.
Các bộ, ngành, địa phương được yêu cầu thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo vào công tác giám sát, cảnh báo và xử lý vi phạm môi trường. Các mô hình hợp tác công – tư (PPP) cần được mở rộng để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ xử lý nước thải, rác thải, phát triển giao thông công cộng không phát thải.
Vũ Tuân
News
Chính thức : Tạm biệt xe xăng trong lòng Thủ đô từ tháng 7 này
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội triển khai lộ trình cấm xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong…
Ch/ấn đ:ộng: CLB Công An Hà Nội chiêu mộ thành công cựu tuyển thủ Brazil …
CLB CAHN chiêu mộ Andrey Ramos Mới đây, đã xuất hiện thông tin về việc CLB CAHN đạt được thỏa thuận chiêu…
Vừa về với Hải Phòng, Chủ tịch UBND, bí thư, trưởng thôn một xã của tỉnh Hải Dương cũ cùng ký một cam kết quan trọng… Chuyện gì đây
Ngày 10/7/2025, Đảng ủy, UBND xã Nam Thanh Miện tổ chức ký cam kết trong công tác quản lý và…
Người NSND này, Mang quân hàm Đại tá, nhưng vẫn chỉ nhận mình là người lính hát giữa thời bình
Chia sẻ cảm xúc khi được mời tham gia chương trình nghệ thuật Lũy đá bất tử – kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh…
Trong năm 2025? Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không làm vừa lòng dân, có thể bị t/uột x/ích
Bạn đọc Thanh Hường (Hà Nội) hỏi: Từ ngày 1/7, mô hình chính quyền 2 cấp chính thức được triển…
Từ dân yêu mến đến dân bỏ phiếu b::ãi nh::iệm: Trưởng thôn năm 2025 cần biết điều này
Bạn đọc Thanh Hường (Hà Nội) hỏi: Từ ngày 1/7, mô hình chính quyền 2 cấp chính thức được triển…
End of content
No more pages to load