Trần Thư Âm (SN 2005) từng là cái tên phủ sóng truyền thông Trung Quốc, khi mới 12 tuổi cô đã được nhận vào học Trường Y của Đại học Chiết Giang.
Hành trình của thần đồng
Ngay từ nhỏ, Thư Âm đã bộc lộ dấu hiệu của thần đồng. Cô bé chỉ mất 2 năm để hoàn tất chương trình tiểu học, rồi thi vượt cấp để bắt đầu học cấp II khi mới 7 tuổi.
Thực tế, gia đình không hề thúc ép Thư Âm học vượt cấp. Trái lại, chính Thư Âm cảm thấy không thỏa mãn với tốc độ học ở trường nên đã tự tìm kiếm sách vở, tài liệu, rồi tự học, xem đó là thú vui.
Thư Âm sớm cảm thấy việc giải được những bài toán khó là niềm vui đặc biệt. Ngay từ nhỏ, cô bé đã biết quý trọng thời gian, luôn tự có ý thức sử dụng thời gian hiệu quả.
Dù vậy, khi mới vào trường cấp II, điểm số của Thư Âm khá thấp. Cô bé 7 tuổi vẫn còn quá nhỏ để có thể thích nghi với môi trường học tập của những thiếu niên. Thậm chí, Thư Âm từng bị các anh chị cùng lớp chê bai.
Cô bé không đáp lại những sự khiêu khích, mà lặng lẽ về nhà lập kế hoạch học tập để bắt kịp với chương trình ở trường.
Rất nhanh sau khi lập kế hoạch học tập nhằm lấp lỗ hổng kiến thức, Thư Âm đã ở trong nhóm những học sinh có điểm cao nhất khối. Cô bé tiếp tục học “nhảy cóc” chương trình. Năm 9 tuổi, Thư Âm lại nộp đơn xin thi vượt cấp vào trường cấp III.
Quá trình tự học và quyết định thi vượt cấp là do Thư Âm tự đưa ra. Điều này khiến gia đình và thầy cô đều cảm thấy lo lắng, cho rằng cô bé quá nôn nóng trong việc thể hiện năng lực bản thân.
Trong quá trình chuẩn bị cho việc thi lên cấp III, Thư Âm đã tự học rất nhiều, cô bé thẳng thắn chia sẻ với thầy cô: “Em đã tự chuẩn bị xong xuôi, em muốn được thử sức”.
Sau cùng, Thư Âm được tham gia kỳ thi vào lớp 10, cô bé là học sinh có số điểm cao thứ 13 trong thị trấn Trạm Giang, được vào học lớp chọn của Trường Trung học Trạm Giang số 2. Từ đây, Thư Âm chính thức trở thành cái tên được công chúng Trung Quốc biết đến.
Càng học lên cao, Thư Âm càng phải nỗ lực khẳng định bản thân trong những lớp học gồm toàn những học sinh nhiều tuổi hơn em.
Lên cấp III, Thư Âm tiếp tục là học sinh nhỏ tuổi nhất lớp, nhưng cô đã tự tin hơn vào bản thân. Thư Âm thường xuyên chủ động đặt câu hỏi trong giờ học và gặp gỡ giáo viên để được giảng giải thêm. Chính niềm đam mê học tập đã giúp cô bé nhanh chóng bắt kịp với chương trình học ở cấp III.
12 tuổi vào đại học, 20 tuổi đang làm gì?
Từ khi còn nhỏ, Thư Âm đã có ước mơ trở thành bác sĩ. Sau 3 năm học cấp III, ở tuổi 12, Thư Âm đứng trước kỳ thi đại học, cô bé cảm thấy lo lắng, áp lực.
Trong khi đó, cha mẹ của cô bé luôn động viên: “Nếu kết quả không tốt cũng không sao, con vẫn còn nhiều năm tháng phía trước để tiếp tục nỗ lực”.
Trải qua kỳ thi đại học, Thư Âm đạt được ước mơ thi đỗ vào Trường Y của Đại học Chiết Giang với số điểm ấn tượng.
Là sinh viên nhỏ tuổi nhất từng nhập học tại Đại học Chiết Giang, Thư Âm tiếp tục thu hút sự chú ý lớn. Dù vậy, sau khi trở thành sinh viên trường y, Thư Âm bất ngờ tìm cách “biến mất” khỏi dòng chảy tin tức.
Thư Âm không công khai tài khoản mạng xã hội, không nhận trả lời phỏng vấn. Những năm tháng học đại học của Thư Âm diễn ra trong lặng lẽ, cô bé muốn mình là một sinh viên bình thường như bao sinh viên khác.
Dù vậy, một số thông tin về con đường học vấn mà Thư Âm theo đuổi vẫn được tiết lộ với giới truyền thông Trung Quốc. Hiện tại, ở tuổi 20, Thư Âm đã hoàn tất chương trình đại học, cô tiếp tục theo đuổi việc học lên thạc sĩ và tiến sĩ y học. Định hướng mà Thư Âm theo đuổi là nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp điều trị ung thư.
Những giảng viên từng giảng dạy và hướng dẫn Thư Âm tiến hành nghiên cứu đều đánh giá cô là người thông minh, chững chạc, có động lực mạnh mẽ, không hề kiêu ngạo.
Cô không phải là “mọt sách chỉ biết học”, cũng không chạy theo thành tích hay danh xưng, mà là một nghiên cứu sinh có nhận thức rõ ràng về những gì bản thân muốn theo đuổi.
Giờ đây, Thư Âm không còn muốn nhiều người biết về sự khổ luyện của mình, cũng không muốn mọi người cho rằng mình quá đặc biệt.
Với cô, việc trở thành bác sĩ, chữa bệnh cứu người, theo đuổi các hoạt động nghiên cứu chính là kim chỉ nam cho mọi hành động. Cô muốn được học tập, làm việc, nghiên cứu trong tĩnh lặng, không quá phô trương, không cần được liên tục nhắc đến.
Sự lặng lẽ “biến mất” của Thư Âm càng khiến truyền thông và công chúng Trung Quốc ngưỡng mộ.
News
Vụ sữa g/iả Hiup 27 chính thức lọt “t::ầm ng::ắm” của Ban Chỉ đạo Trung ương… Vậy là đã rõ
Vụ án sản xuất sữa giả Hiup 27 tại Công ty ZHolding cùng 5 vụ án, vụ việc khác được…
L/ộ d/iện trường THCS có điểm thi lớp 10 cao nhất: Gần 9 điểm/môn
Theo số liệu công bố hiện tại, Trường THCS Cầu Giấy đang dẫn đầu điểm thi trung bình lớp 10…
Ch//ấn đ//ộng: Từ nay đất không giấy tờ vẫn được cấp sổ đỏ, không mất một xu!
Luật Đất đai (sửa đổi) 2024 quy định thêm 10 năm đối với các trường hợp gia đình, cá nhân…
Chuyển đất ở Nghệ An đắt hơn cả mua biệt thự? 4,5 tỉ cho 300m2 quá KINHKHUNG
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An, việc tiếp nhận xử lý hồ sơ xin chuyển đổi 300m2…
TANGTHuong quá… gia đình người cậu sau vụ ch//áy cư xá Độc Lập mang hộ khẩu đến nhận THIThe
Mang hộ khẩu đến nhận thi thể gia đình người cậu sau vụ cháy cư xá Độc Lập (Dân trí)…
“cho vợ mỗi tháng 1 tỷ đồng tiêu vặt” Shark Bình lên tiếng… tôi chỉ cho…như thế là ít
Ông Nguyễn Hòa Bình (thường gọi là Shark Bình) – Chủ tịch Tập đoàn công nghệ NextTech – vừa lên…
End of content
No more pages to load