– Để tránh “bật ngửa” khi nhận được hóa đơn tiền điện, nhất là vào những tháng cao điểm nắng nóng, người dân có thể theo dõi lượng điện tiêu thụ hàng ngày qua ứng dụng.
Đầu tháng 7, nhiều hộ dân sử dụng điện tại Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc bất ngờ khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt so với thường lệ. Trên các diễn đàn, nhiều tài khoản bình luận tiền điện tăng 20-50% dù thời tiết không nắng nóng nhiều và gay gắt như tháng trước. Nhiều người cho biết mức tiêu thụ trong tháng 6 của họ không biến động đáng kể, nhưng tiền điện lại “đội” lên bất thường.
Theo lý giải của cơ quan điện lực TP Hà Nội, do lượng điện năng tiêu thụ tăng theo quy luật hàng năm vào những tháng hè cộng với việc giá bán điện điều chỉnh. Đặc biệt, kỳ nghỉ hè của học sinh trùng với cao điểm nắng nóng, dẫn đến thời gian sử dụng điều hòa và các thiết bị điện kéo dài liên tục cả ngày lẫn đêm làm tổng số tiền điện tháng 6 các hộ dân phải trả tăng hơn so với tháng trước
Thay vì chờ đến cuối tháng mới biết số hóa đơn tiền điện và lượng tiêu thụ điện, người dân có thể chủ động theo dõi, kiểm soát tình hình sử dụng điện mỗi ngày, bằng cách sử dụng tính năng quản lý tiêu thụ điện trên ứng dụng chăm sóc khách hàng (CSKH) của các tổng công ty điện lực trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Hiện có 4 ứng dụng chăm sóc khách hàng tùy theo khu vực sử dụng: EVNHANOI (Hà Nội), EVNNPC CSKH (Miền Bắc – trừ Hà Nội), EVNCPC CSKH (Miền Trung) và EVNSPC CSKH (Miền Nam).
Người dân tải ứng dụng (app) phù hợp từ App Store (iOS) hoặc Google Play (Android), sau đó đăng nhập bằng mã khách hàng in trên hóa đơn điện hoặc tin nhắn tiền điện hàng tháng.
Sau khi đăng nhập, vào mục “điện năng tiêu thụ”, “chỉ số công tơ” hoặc “biểu đồ phụ tải” để xem số điện sử dụng theo ngày. Dữ liệu được cập nhật tự động từ công tơ điện tử, thể hiện rõ từng mức tiêu thụ và so sánh với những ngày trước đó.
Ứng dụng này còn có thể được dùng để tra cứu các thông tin như lịch ghi chỉ số, điểm thu tiền điện, lịch tạm ngừng cung cấp điện, điện năng tiêu thụ, thông tin thanh toán tiền điện, tra cứu hóa đơn; nhận các loại thông báo như thông báo tiền điện, thông báo tạm ngừng cung cấp điện, thông báo khác…
Người dân cũng có thể tự đặt mức ngưỡng tiêu thụ phù hợp với nhu cầu sử dụng trên ứng dụng. Khi vượt ngưỡng, ứng dụng sẽ cảnh báo để người dân điều chỉnh hành vi sử dụng điện. Việc cập nhật liên tục này giúp người dân chủ động hơn trong điều chỉnh thói quen sử dụng điện, tránh bị động khi hóa đơn tiền điện tăng đột biến.
News
“Con trai yêu ” yêu cầu chuyển gấp 180 triệu đồng, mẹ vội báo công an
– Người phụ nữ 57 tuổi vội vàng đến công an trình báo khi thấy tài khoản Facebook giống con…
Thưởng 5 triệu đồng/tháng cho 2 nhóm cán bộ: Dân lao động chỉ biết “ngồi nhìn”
– Để tránh “bật ngửa” khi nhận được hóa đơn tiền điện, nhất là vào những tháng cao điểm nắng…
N//óng: 2 nhóm cán bộ được ưu tiên “rót thêm” 5 triệu đồng/tháng!
Cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm vị trí việc làm chuyên trách về quản lý công nghệ thông…
Cách tra cứu tiền điện hàng ngày, tránh “b/ật ng/ửa” vì hóa đơn tăng vọt… chi tiết
– Để tránh “bật ngửa” khi nhận được hóa đơn tiền điện, nhất là vào những tháng cao điểm nắng…
Cấp xã chi trả trợ cấp hưu trí, 1,6 triệu người thụ hưởng cần biết rõ quy trình
TPO – Từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ thực hiện chi trả trợ cấp hưu trí xã hội cho…
N/ÓNG: Tiền điện tháng 6 tăng v/ọt, dân nghi bị “cài số”: Có bàn tay nào vô hình phía sau không?
– Không ít người “bật ngửa” vì hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng. Đơn vị điện lực nói do…
End of content
No more pages to load