Điểm nhấn lớn nhất của Luật Nhà giáo là chính sách ưu tiên xếp lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp
Ngày 16.6, Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà giáo 2025. Đây được xem như đạo luật đầu tiên quy định riêng cho đội ngũ nhà giáo Việt Nam. Một trong những điểm đáng chú ý nhất là chính sách ưu tiên xếp lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp và những quy định linh hoạt hơn về tuổi nghỉ hưu.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong khối sự nghiệp công lập
Theo Điều 23 của Luật, tiền lương nhà giáo tại các cơ sở giáo dục công lập sẽ được xếp ở mức cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp.
Ngoài ra, giáo viên còn được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề, cùng với các khoản hỗ trợ theo vùng miền và tính chất công việc. Cụ thể, giáo viên công tác tại:
Trường mầm non;
Khu vực đặc biệt khó khăn như vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo;
Trường chuyên biệt sẽ được hưởng mức lương và phụ cấp cao hơn so với giáo viên làm việc trong điều kiện bình thường.
Giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm
Một điểm mới đáng chú ý tại Điều 26 của Luật là giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu sớm tối đa 5 năm so với tuổi quy định, nếu có nguyện vọng và đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Trường hợp này sẽ không bị giảm trừ tỷ lệ lương hưu.
Ví dụ, năm 2025, tuổi nghỉ hưu theo điều kiện bình thường với lao động nam là 61 tuổi 3 tháng; với lao động nữ là 56 tuổi 7 tháng.
Theo đó, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu từ khoảng 56 tuổi với nam và 51 tuổi với nữ mà vẫn được hưởng nguyên lương hưu nếu đủ điều kiện.
Nhà giáo sẽ được kéo dài thời gian làm việc thêm 10 năm
Theo Điều 27, Luật Nhà giáo cũng quy định cơ chế nghỉ hưu ở tuổi cao hơn cho những người có chức danh hoặc chuyên môn đặc thù:
Không quá 10 tuổi đối với giáo sư
Không quá 7 tuổi với phó giáo sư
Không quá 5 tuổi với tiến sĩ
Việc kéo dài thời gian công tác phải dựa trên sức khỏe, tự nguyện của giáo viên và nhu cầu thực tế của cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, trong thời gian này, nhà giáo không giữ chức vụ quản lý.
Theo nhiều giáo viên, Luật Nhà giáo được xem là dấu mốc quan trọng, đánh dấu lần đầu tiên giáo viên có luật riêng. Việc ưu tiên xếp lương, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu linh hoạt không chỉ thể hiện sự ghi nhận vai trò đặc biệt của nghề giáo, mà còn góp phần giữ chân người giỏi, thu hút nhân lực chất lượng cao vào ngành. Luật Nhà giáo sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2026.
News
Xuân Son bất ngờ maat giá hơn 1,5 tỷ đồng… t/iếc cho tài năng của anh ấy
– Theo định giá mới nhất của chuyên trang chuyển nhượng Transfermarkt, giá trị của Xuân Son đã giảm từ…
Vợ chồng ở Hà Nội kể khoảnh khắc bị s/ét đ//ánh trúng
– Các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không làm việc ngoài đồng khi trời có dấu hiệu…
Thứ trưởng Bộ Công an: “Tăng gấp đôi hình p/hạt tiền với 24 t/ội d//anh”
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự nâng gấp 2 lần hình phạt…
Người đàn ông sống nhờ phòng trọ rồi …..tuu v/ong bất thường ở TPHCM
– Người đàn ông làm thợ hồ đến phòng trọ của bạn làm chung tại phường Thuận Giao (TPHCM) xin…
C//ảnh b//áo: Gần 20 đại học Hà Nội chuẩn bị chốt hồ sơ xét học bạ – ai chưa nộp là “out”!
Học viện Ngoại giao, Báo chí và Tuyên truyền nhận hồ sơ xét tuyển các phương thức không dùng điểm…
Sắp hết hạn! Gần 20 trường đại học Hà Nội chuẩn bị đóng cổng xét học bạ, chứng chỉ!
Học viện Ngoại giao, Báo chí và Tuyên truyền nhận hồ sơ xét tuyển các phương thức không dùng điểm…
End of content
No more pages to load