Trong nghị định mới, Chính phủ bỏ hai hình thức kỷ luật giáng chức với công chức lãnh đạo và hạ bậc lương với công chức không giữ chức vụ.
Nghị định 172/2025 được Chính phủ ban hành ngày 30/6 quy định bốn hình thức kỷ luật với công chức gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức (áp dụng với công chức lãnh đạo, quản lý) và buộc thôi việc, không còn hai hình thức giáng chức và hạ bậc lương.
Theo quy định từ năm 2023, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thể bị kỷ luật theo bốn hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương và buộc thôi việc. Với công chức lãnh đạo, quản lý, ngoài các hình thức trên còn có thêm giáng chức và cách chức. Người bị giáng chức sẽ không được quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, nâng ngạch trong 24 tháng; người bị hạ bậc lương cũng bị hạn chế tương tự trong thời gian 12 tháng.

Công chức phường Hải Châu, trung tâm TP Đà Nẵng làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công, tháng 6/2025. Ảnh: Nguyễn Đông
Nghị định cũng phân loại mức độ vi phạm làm căn cứ xử lý kỷ luật. Vi phạm bị coi là gây hậu quả ít nghiêm trọng nếu mức độ tác hại không lớn, chỉ tác động trong phạm vi nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan. Vi phạm nghiêm trọng là khi hành vi gây tác hại lớn, lan rộng ra bên ngoài đơn vị, làm dấy lên dư luận xấu, giảm uy tín tổ chức. Trường hợp vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là khi tính chất và mức độ đặc biệt nghiêm trọng, tác động đến toàn xã hội, gây bức xúc trong cán bộ, công chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức.
Căn cứ vào tính chất và mức độ, công chức có thể bị xử lý theo bốn mức. Hình thức khiển trách áp dụng với vi phạm lần đầu, hậu quả ít nghiêm trọng. Nếu đã bị khiển trách mà tiếp tục vi phạm, hoặc lần đầu nhưng hành vi nghiêm trọng, công chức sẽ bị cảnh cáo. Với công chức lãnh đạo, trường hợp để đơn vị xảy ra sai phạm nghiêm trọng mà không có biện pháp ngăn chặn cũng bị cảnh cáo, dù chính bản thân họ chỉ vi phạm mức độ nhẹ.
Trường hợp đã bị cảnh cáo mà tái phạm, hoặc vi phạm lần đầu nhưng hậu quả rất nghiêm trọng song có thái độ cầu thị, chủ động khắc phục hậu quả, sẽ bị cách chức. Hình thức buộc thôi việc áp dụng nếu người vi phạm không sửa chữa, tiếp tục tái phạm sau khi đã bị cách chức hoặc cảnh cáo; hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng và không có thái độ tiếp thu, khắc phục.
Ngoài ra, công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng; người nghiện ma túy… cũng thuộc diện bị buộc thôi việc theo quy định tại nghị định này.
Nghị định có hiệu lực từ 1/7/2025.
News
Đà Nẵng ơi. Mưa chưa tan, B/ão tới, Bây giờ ch/áy trog mưa nữa… KINHKHUNG quá nhà xưởng bốc ch/áy … số người lên tới….ôitroioi
Nhà xưởng bốc cháy trong mưa, cảnh sát sử dụng robot dập lửa (Dân trí) – Xác định đám cháy…
EVN yêu cầu rà soát các trường hợp có hóa đơn điện tăng cao bất thường… ghê chưa
EVN yêu cầu các công ty điện lực rà soát những trường hợp khách hàng có hóa đơn tiền điện…
Đầu tư gì để “tiền đẻ ra tiền” nửa cuối năm?
– Giá tăng 40% trong nửa đầu năm giúp vàng đạt hiệu suất đầu tư vượt chứng khoán, gửi tiết…
Thông tin mới nhất về cách thức đăng ký thành lập hộ kinh doanh
– Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh được đăng ký tại cơ quan cấp xã nơi hộ kinh doanh…
N//ÓNG:: Người đàn ông bị c//uốn xuống kênh thoát nước chảy xiết ở Đà Nẵng… troi oi came.ra ghi lại 30s… KINHKHUNG quá
Trong cơn mưa lớn, người đàn ông đi xe máy bị cuốn xuống kênh thoát nước chảy xiết ở thành…
N//ÓNG: Truy tìm 2 cô gái bị bán sang Trung Quốc… troi ơi thương bố mẹ quá con nhà ai thế này
Hai cô gái ở Điện Biên nghe theo một phụ nữ dụ dỗ đi làm lương cao. Tuy nhiên sau…
End of content
No more pages to load