Lễ khởi công 300 căn biệt thự được tổ chức rầm rộ khiến cả mạng xã hội Việt xôn xao, bàn luận.
Bức ảnh cũ được chụp tại lễ khởi công xây dựng 300 căn biệt thự từ tháng 10/2023 đang được chia sẻ lại trên mạng xã hội và nhanh chóng trở thành chủ đề thu hút sự chú ý của dư luận. Lễ khởi công thời điểm đó diễn ra rầm rộ với hàng trăm người tham gia, quảng bá trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội.
Nhân vật chính xuất hiện trong bức ảnh gây xôn xao này chính là bà Nguyễn Thị Hợi – nguyên giám đốc Công ty TNHH Trần Kim Huyền (Đắk Lắk).
Liên quan tới dự án 300 căn biệt thự, bà Hợi lập Facebook và có một mục mang tên “Công ty TKH tặng bìa đỏ đất thổ cư chính chủ”. Ở các bài viết này, bà Hợi liên tục khoe những “thủ lĩnh” đạt doanh số được tặng sổ hồng, thậm chí hứa hẹn tặng cả biệt thự cho người bán hàng giỏi. Năm 2023, bà Hợi tiếp tục thu hút sự chú ý khi giới thiệu dự án TKH Group với 300 căn biệt thự tại xã Yang Reh (huyện Krông Bông, Đắk Lắk – cũ).
Bà khẳng định các biệt thự sẽ xây dựng để tặng cho các “thủ lĩnh” của Công ty Trần Kim Huyền, chỉ với điều kiện doanh số đạt 30 triệu đồng/tháng và tăng trưởng 5% mỗi tháng.
Lễ khởi công diễn ra rầm rộ, được quảng cáo trực tiếp trên mạng xã hội.
Thông tin trên báo Tuổi Trẻ, UBND huyện Krông Bông (cũ) cho hay, khu vực bà Hợi quảng bá chỉ là đất nông nghiệp, có một phần đất ở, không được cấp phép làm dự án. Bà Hợi đã tự gom đất, mời người đến dự lễ khởi công để đánh lừa lòng tin của mọi người.
Buôn bán thảo dược giả ở Đắk Lắk, ghi bao bì là trung tâm uy tín ở Hà Nội
Trước đó vào ngày 7/1, lực lượng chức năng phát hiện tại Công ty Trần Kim Huyền đang lưu giữ 1.608 sản phẩm gồm: 577 sản phẩm cao bách thảo xương khớp, 269 sản phẩm trị dạ dày, 40 sản phẩm dầu xoa bóp và 722 sản phẩm nước ngậm răng miệng.
Tất cả đều mang nhãn hiệu Trần Kim Huyền nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Ngoài ra cơ quan công an còn thu giữ nhiều nguyên liệu, bao bì, nhãn và phiếu không rõ xuất xứ.
Bà Hợi đã tự ý tổ chức sản xuất các sản phẩm thảo dược tại công ty của mình nhưng trên nhãn, bao bì lại ghi thông tin đơn vị sản xuất là một trung tâm ứng dụng tại xã Ngũ Hiệp (huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội) khi chưa được sự đồng ý của đơn vị này.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 1.339 sản phẩm không đạt từ 1 – 4 chỉ tiêu so với công bố trên nhãn sản phẩm. Có 846 sản phẩm cao bách thảo xương khớp, dạ dày, được đăng ký công bố là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ đều là thực phẩm giả về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ.
Ngày 26/6, bà Hợi đã bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố và bắt tạm để điều tra hành vi “sản xuất, buôn bán hàng giả” và “sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”.
News
Công bố hình ảnh làm giả 70 nghìn chai dầu gió của cặp vợ chồng vừa bị b-ắ-t
Chồng nghiên cứu rồi cùng vợ chỉ đạo nhân viên dùng hoá chất pha chế để sản xuất lượng lớn…
4 trường hợp sẽ được hỗ trợ mức đóng BHYT kể từ 1/7/2025: Người dân cần nắm chắc
Từ 1/7/2025, sẽ có những đối tượng sau đây được hỗ trợ mức đóng BHYT, người dân chú ý. 4…
Văn Lâm – Hưng Yên lúc này: Biển lửa bao trùm, số người ra đi và bị th;;ư;ơng nhiều quá
Hỏa hoạn tại xưởng tái chế bột đồng, chì và nhôm ở huyện Văn Lâm (Hưng Yên) khiến 4 người…
Tin vui cho phụ huynh trên cả nước: Chính thức miễn học phí cho học sinh công lập từ năm học 2025-2026
Bắt đầu từ năm học 2025-2026, trẻ em mầm non đến học sinh phổ thông theo học tại các trường…
CA cảnh báo người dân tuyệt đối không cài ứng dụng “Dịch vụ công”, ai đã tải về phải gỡ ngay vì lý do
Việc tải về những ứng dụng này có thể khiến người dân bỗng mang khoản “nợ xấu” 50 – 100…
Nên dùng dầu ăn hay mỡ lợn tốt hơn cho sức khoẻ, nhiều người vẫn hay hiểu nhầm mà không biết
Nên dùng dầu ăn hay mỡ lợn tốt hơn cho sức khoẻ là băn khoăn của nhiều người. Theo PGS.TS…
End of content
No more pages to load