Theo khảo sát của Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, hơn 54% cán bộ không nằm trong diện tinh giản, có xu hướng sẵn sàng rời bỏ công việc trong khu vực nhà nước sau sắp xếp bộ máy.
Mới đây, Viện nghiên cứu phát triển TPHCM công bố báo cáo kết quả khảo sát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.
Thời gian thực hiện khảo sát là từ 22 đến 30/5, với tổng số người tham gia khảo sát là 56.591 người.
Theo Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, sau khi thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp, áp lực công việc tại bộ máy công dự kiến sẽ tăng.
Mặc dù kết quả khảo sát cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức rất tự tin vào năng lực cá nhân, hài lòng với công việc, đánh giá tích cực về cơ quan, đơn vị đang công tác và tương đối lạc quan về triển vọng sau khi tinh giản, nhưng hầu hết nhận định đều nhấn mạnh đến khối lượng công việc quá tải ở khu vực công.
Sau sắp xếp bộ máy, chính sách tinh gọn cũng có những ảnh hưởng nhất định đến nhóm “ở lại” về tinh thần làm việc, sự thích ứng với môi trường mới.
Trong đó, 54,05% cán bộ không thuộc diện tinh giản chia sẻ sẵn sàng rời bỏ công việc; 42,67% công chức và 33,94% viên chức cũng có lựa chọn tương tự.
Ở góc độ khác, hơn 47% người tham gia khảo sát cho rằng nếu nghỉ việc, lĩnh vực dự định thay đổi công việc của họ cũng trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập khác. Chỉ 15,75% người tham gia khảo sát lựa chọn về tự doanh, khởi nghiệp.
Thu nhập quá thấp, áp lực công việc lớn và các vấn đề về sức khỏe, tuổi tác là 3 lý do hàng đầu khiến cán bộ, công chức, viên chức có tâm thế sẵn sàng rời bỏ công việc. Để giữ chân nguồn nhân lực chất lượng, nhà nước cần có những điều chỉnh về chính sách đãi ngộ và môi trường làm việc phù hợp với đặc thù từng nhóm đối tượng.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có đến 64,89% người phản hồi đánh giá khối lượng công việc mà bộ máy chính quyền TPHCM đang đảm nhận ở mức nhiều hoặc rất nhiều, phản ánh cảm nhận rõ nét về tình trạng quá tải.
Tỷ lệ này đặc biệt cao ở nhóm công chức (79,08%), cán bộ cấp phường/xã (75,46%) và những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý (gần 80%).
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này được xác định là do khối lượng công việc quá lớn (50,41%), thời hạn xử lý gấp gáp (41,09%) và thiếu nhân sự (34,89%). Trong khi đó, 23,08% người phản hồi cho rằng nguyên nhân đến từ việc thiếu kỹ năng, kinh nghiệm.
Mặc dù nhận thức rõ áp lực gia tăng, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vẫn kỳ vọng lớn vào hiệu quả của chính sách tinh gọn. Gần 80% người tin rằng việc sắp xếp sẽ giúp giảm sự trùng lặp chức năng, nâng cao hiệu quả hoạt động và vận hành bộ máy tốt hơn.
Để cải thiện công việc ở bộ máy công, 80,76% người tham gia khảo sát cho hay họ có nhu cầu đào tạo để thích ứng với môi trường mới. Cụ thể, 3 nội dung được ưu tiên hàng đầu đối với việc đào tạo, bồi dưỡng bao gồm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng số; đổi mới sáng tạo và tư duy chiến lược.
News
Vụ 5 người ăn bún hết 810.000 đồng ở Hạ Long, tài xế và chủ quán đã làm điều này sau lưng khách
Khi thanh toán tiền bữa ăn sáng ở Hạ Long, chị Hà (Phú Thọ) giật mình vì phải chi trả…
Bất ngờ lãi suất cho người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội, như này thì…
Lãi suất ưu đãi cho người trẻ dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7 đến…
Chia buồn với ai không dùng iPHONE, bảo mật mà không bị t:.ấn c:.ông hàng loạt thế này
Người dùng điện thoại Android đang đứng trước một làn sóng tấn công mạng chưa từng có. Theo báo cáo…
Anh trai ông Thích Minh Tuệ bị bắt, con số thiệt hại bằng cả ngôi chùa
Công an tỉnh Gia Lai đã bắt tạm giam ông Lê Anh Tuấn, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê…
Từ 1/7, hành khách nào đi máy bay cần tuyệt đối chú ý điều này nếu không muốn bị lỡ chuyến bay
Việc sáp nhập tỉnh thành từ ngày 1/7 không chỉ thay đổi địa giới hành chính mà còn ảnh hưởng…
Từ tháng 7 này, hàng loạt thay đổi khi giao dịch ngân hàng: Người dân cần lưu ý
Từ ngày 1/7, nhiều quy định mới trong hoạt động ngân hàng chính thức áp dụng, ảnh hưởng trực tiếp…
End of content
No more pages to load