Hiện tung tích và sự an toàn của nam sinh này ở xứ người vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Ngày 18/7/2025, Tạp chí Thanh niên Việt đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Vừa thi ĐH xong, nam sinh xin đi làm thêm, vài ngày sau, bố mẹ sững sờ nghe tin con bị bán sang khu Tam Giác Vàng: Số tiền chuộc lên đến 700 triệu!”. Nội dung như sau:
Mùa thi tốt nghiệp năm 2025 của Trung Quốc đang dần khép lại. Một số thí sinh đã được tuyển thẳng qua diện xét tuyển sớm, nhiều bạn đạt điểm cao cũng đang háo hức chờ đợi giấy báo trúng tuyển từ các trường đại học mơ ước. Tưởng chừng mọi chuyện tốt đẹp cứ thế diễn ra, nhưng những bi kịch lại bất ngờ ập đến, khiến dư luận không khỏi bàng hoàng.
Mới đây, thông tin từ tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) khiến nhiều người rơi nước mắt. Theo đó, một thí sinh sau kỳ thi đại học đã tìm việc làm thêm để phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, em lại bị lừa sang khu vực Tam Giác Vàng – nơi được coi là điểm nóng của các hoạt động lừa đảo, cưỡng ép lao động và tội phạm có tổ chức.
Toàn bộ diễn biến vụ việc
Theo NTDTV, người mẹ của nam sinh mất tích, bà Dương, chia sẻ rằng con trai bà – Bành Vũ Hiên, vừa hoàn thành kỳ thi đại học. Sau khi điền nguyện vọng vào ngày 28/6, cậu đến Tây An chơi với bạn bè hai ngày và vẫn giữ liên lạc với gia đình cho đến ngày 3/7.
“Hôm đó, con trai tôi nói rằng dù sao về nhà cũng chỉ chơi điện thoại, nên nó muốn làm thêm ở một quán lẩu tại Tây An trong kỳ nghỉ hè. Vì năm ngoái nó cũng từng làm thêm ở đó, nên tôi không quá lo lắng”, bà Dương kể.
Bà cho biết, ngày 4/7, nghĩ rằng con trai bắt đầu ngày làm việc đầu tiên tại quán lẩu, bà không liên lạc để tránh làm phiền. Đó là ngày duy nhất hai mẹ con không liên hệ, nhưng không ngờ đến ngày 5/7, bà nhận được tin con trai mất tích.
Tiểu Giai – bạn thân của Bành Vũ Hiên tiết lộ rằng từ 28/6 đến 30/6, Vũ Hiên ở cùng cô tại Tây An. Đến ngày 1/7, khi trường học nghỉ hè, nữ sinh trở về quê ở Hán Trung, còn Vũ Hiên nói rằng một người cô đã tìm cho cậu một công việc chuyển hàng ở Vân Nam. Sau câu nói đó, cậu bay từ Tây An đến Côn Minh.
Nữ sinh sau đó mới biết “người cô” mà Vũ Hiên nhắc đến không hề tồn tại, thực chất đó là một người cậu quen qua mạng. Từ ngày 1/7 đến trưa ngày 4/7, Tiểu Giai và Vũ Hiên vẫn giữ liên lạc. Ngày 1/7, Vũ Hiên gửi cho Tiểu Giai vé máy bay đi Côn Minh vào 5h15 chiều cùng ngày. Đến khoảng 8h tối, cậu đến sân bay Trường Thủy, Côn Minh và vui vẻ nói rằng có người đưa cậu 500 nhân dân tệ (hơn 1,8 triệu đồng) để ở khách sạn.
Trưa ngày 2/7, Vũ Hiên lên xe đến một địa điểm khác, nói rằng công việc ban đầu chủ yếu là chuyển hàng. Ngày 3/7, khi cô bạn thân hỏi cụ thể cậu đang làm gì, Vũ Hiên trả lời rằng “bây giờ chưa phải lúc nói rõ” và gửi một bản đồ định vị gần biên giới Trung Quốc – Myanmar ở Vân Nam cùng một bức ảnh cậu dính đầy bùn. Vũ Hiên liên tục khẳng định mình “tự do và an toàn”, đồng thời có thể kiếm được tiền.
“Đến chiều ngày 3/7, khi cậu ấy nhắn rằng đang ở Myanmar, tôi bắt đầu lo lắng. Nhưng khi hỏi chi tiết về công việc, cậu ấy không nói gì và dặn tôi không được báo cho bố mẹ”, nữ sinh kể.
Bành Vũ Hiên mất tích một cách bí ẩn.
Đêm ngày 3/7 đến rạng sáng ngày 4/7, nữ sinh cùng Vũ Hiên còn trò chuyện qua video. Cô bạn khuyên cậu quay về ngay, nhưng Vũ Hiên vẫn đang ăn đồ ăn ngoài và nói rằng ngày mai sẽ chính thức làm việc.
Đến khoảng 12h trưa ngày 4/7, tin nhắn cuối cùng của Vũ Hiên gửi cho bạn thân cho thấy cậu đang ở Trạm Văn hóa Tổng hợp Mạnh A, huyện Mạnh Liên, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), gần cửa khẩu. Nhưng từ 2h chiều cùng ngày, nữ sinh hoàn toàn mất liên lạc với Vũ Hiên.
Mẹ của Bành Vũ Hiên cho biết thêm, khi thấy vị trí đó, bà vô cùng hoảng sợ và lập tức báo cảnh sát, nhưng hiện chưa có tiến triển gì. Vào khoảng 2h sáng ngày 10/7, bà thử gọi vào số của con trai và bất ngờ được kết nối, nhưng người nghe máy không phải Vũ Hiên mà tự xưng là người Myanmar, nói rằng thẻ SIM là của một người bạn đưa cho. Sau đó, liên lạc lại bị gián đoạn.
Ngày 11/7, bà Dương gọi lại thì phát hiện số của con trai đã ngừng hoạt động.
Theo bà Dương, sau vụ việc, bà nhận được nhiều cuộc gọi yêu cầu 200.000 nhân dân tệ (gần 730 triệu đồng) để thả con trai, nhưng gia đình bà ở vùng nông thôn, không có nhiều tiền. Bà cũng lo sợ bị lừa thêm lần nữa.
Hiện tại, cảnh sát được cho là đã vào cuộc, nhưng đến chiều ngày 13/7, bà Dương cho biết vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo nào từ cảnh sát hay đại sứ quán.
Ngày 13/7, chị gái của Vũ Hiên nhận được cuộc gọi video từ em trai, nói rằng mình bị lừa đến Myanmar nhưng không tiết lộ vị trí cụ thể. Cô Trọng cho biết trong video, ánh mắt của em trai trông sợ hãi và hoảng loạn.
Ngày 13/7, chị gái của Vũ Hiên nhận được cuộc gọi video từ em trai, nói rằng mình bị lừa đến Myanmar.
Câu chuyện đau lòng này đã khiến dư luận không khỏi xót xa, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về những rủi ro tiềm ẩn mà các bạn trẻ có thể gặp phải sau kỳ thi. Khi kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng còn đang dang dở, nhiều em lại sớm bước vào hành trình mưu sinh với tâm thế non nớt.
Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh, nhưng cũng kéo theo nhiều hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi, việc trang bị kiến thức phòng tránh và sự đồng hành từ gia đình, nhà trường càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Làm sao để các bạn trẻ tìm công việc làm thêm an toàn, phù hợp?
Sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp hoặc bước vào năm đầu đại học, nhiều bạn trẻ có mong muốn tìm một công việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm, trang trải cuộc sống hoặc đơn giản là thử thách bản thân trong môi trường thực tế. Tuy nhiên, việc thiếu kinh nghiệm, dễ tin người và chưa có đủ kỹ năng đánh giá rủi ro khiến không ít bạn rơi vào bẫy lừa đảo tuyển dụng, môi giới lao động trá hình hoặc các công việc tiềm ẩn nguy hiểm. Vậy làm thế nào để tìm được một công việc làm thêm an toàn và phù hợp?
Trước hết, các bạn nên xác định rõ mục tiêu cá nhân rằng đi làm vì tiền, vì trải nghiệm, vì mở rộng mối quan hệ hay vì muốn khám phá bản thân? Mỗi mục tiêu khác nhau sẽ tương ứng với những công việc khác nhau, từ phục vụ, bán hàng, trợ giảng, đến thực tập bán thời gian tại các doanh nghiệp. Xác định đúng hướng đi sẽ giúp bạn tránh được việc thấy gì cũng làm rồi rơi vào cảnh vừa mệt mỏi, vừa không học được gì.
Thứ hai, hãy ưu tiên các kênh tuyển dụng uy tín. Những trang web việc làm chính thống, fanpage của trung tâm hỗ trợ sinh viên, các nhóm cộng đồng do trường đại học quản lý thường xuyên đăng tải các cơ hội làm thêm được kiểm duyệt kỹ. Tránh tuyệt đối việc nhận lời mời qua tin nhắn, liên hệ mập mờ trên mạng xã hội hay lời rủ rê từ người lạ không rõ danh tính.
Các bạn sinh viên nên cẩn thận khi lựa chọn việc làm thêm.
Thứ ba , đừng ngại hỏi và kiểm tra thông tin. Một nơi làm việc uy tín sẽ luôn có địa chỉ rõ ràng, hợp đồng cụ thể và minh bạch về mức lương. Nếu có bất kỳ yêu cầu nào như đóng phí đặt cọc, giữ giấy tờ tùy thân, làm việc ở địa điểm xa xôi không rõ ràng hãy cẩn thận và từ chối. Đôi khi, sự dè dặt chính là cách tự bảo vệ mình tốt nhất.
Cuối cùng, hãy chia sẻ ý định và lựa chọn công việc của bạn với người thân hoặc bạn bè đáng tin cậy. Có một người cùng đánh giá sẽ giúp bạn sáng suốt hơn khi quyết định. Việc làm thêm là một trải nghiệm quý giá, nhưng chỉ khi nó được đặt trong khuôn khổ an toàn và phù hợp. Trước khi bước vào thị trường lao động, sự tỉnh táo luôn là tấm “lá chắn” tốt nhất cho tuổi trẻ.
Cùng ngày, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Mất liên lạc 3 tháng, mẹ nghèo ngã quỵ nhận tin con trai tử vong ở Campuchia”. Cụ thể như sau:
Ba ngày trôi qua kể từ lúc nhận tin con trai tử vong tại Campuchia, bà Đào Thị Tứ (SN 1962, trú thôn Thái Hòa, xã Vượng Lộc (cũ), nay là xã Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn chưa hết bàng hoàng. Bà Tứ không thể tin con trai Nguyễn Ngọc Hòa (SN 1991) sau 3 tháng mất liên lạc lại được phát hiện tử vong trong nhà vệ sinh ở tận xứ người Campuchia.
“Tôi không thể nào chợp nổi mắt kể từ lúc nhận tin thằng Hòa đã chết. Hiện nay muốn đưa thi thể con trai về quê nhà chôn cất, chi phí khoảng hơn 160 triệu đồng, gia đình đang cố gắng xoay xở nhưng không biết có ai cho vay mượn để đưa con trở về không?”, người mẹ nghèo khóc nghẹn.
Bà Tứ cho biết, Hòa là con trai thứ 3 trong gia đình có 4 chị em. Khi Hòa lên 4 tuổi thì ông Nguyễn Văn Bé (người bố) gặp tai nạn tử vong. Bố mất, một mình bà Tứ chăm lo, nuôi nấng 4 người con trưởng thành. Hai chị gái lấy chồng xa, hằng ngày Hòa sống cùng và đỡ đần mẹ trong căn nhà nhỏ ở cuối thôn Thái Hòa.
“Hòa học giỏi, ngày trước nó đỗ 2 trường đại học và theo học trường kiến trúc được một thời gian nhưng do hoàn cảnh khó khăn, nó phải bỏ học, trở về quê hương phụ giúp tôi việc đồng áng. Con trai tôi còn chưa kịp lập gia đình thì gặp nạn”, bà Tứ nói.
Một buổi chiều ngày 15/3, Hòa rời khỏi nhà và gọi điện về thông báo với bà Tứ: “Tối nay mẹ không phải nấu cơm cho con. Con đi công việc vài ngày rồi con về”. Thế nhưng nhiều ngày sau đó, bà Tứ cố gắng liên lạc với con trai nhưng không được. “Cũng không rõ Hòa đi đâu. Tôi chỉ nghĩ con đi vài ngày tìm việc rồi con về, không ngờ đó là lần cuối nó gọi dặn dò tôi”, bà Tứ trải lòng.
Chị Nguyễn Thị Phương (chị gái anh Hòa) đau khổ nhớ lại thời điểm nhận hung tin.
Chị Nguyễn Thị Phương (SN 1987, chị gái của Hòa) cho hay, 3 tháng qua, gia đình chị cố gắng liên lạc với em trai nhưng bất thành. Khi cả gia đình đang đôn đáo đi tìm, thì ngày 18/5 mới đây, Hòa liên lạc về cho chị gái và dặn rằng: “Nhờ chị chuyển lời với mẹ là em vẫn khỏe. Em đang đi làm ăn với bạn nên nhờ chị ở nhà động viên mẹ”, chị Phương kể lại và cho biết, chị gặng hỏi thêm Hòa nhưng điện thoại bị ngắt liên lạc, chỉ còn tiếng tút kéo dài.
Người chị gái nhớ như in thời điểm nhận tin dữ về em trai khiến cả gia đình bàng hoàng. Khoảng 20h tối 15/7, chị Phương nhận được cuộc gọi của cán bộ Công an xã Vượng Lộc thông báo rằng: “Công an ở Campuchia có liên lạc về địa phương, thông báo có một thi thể, nghi là của Hòa. Họ nhận dạng qua căn cước công dân có trên người nạn nhân.
Sau đó, tôi nhờ công an gửi hình ảnh nhận diện em trai và đau xót khi thấy hình ảnh em trai đã tử vong ở xứ người. Đến giờ, tôi vẫn không biết lý do gì em trai có mặt ở Campuchia và không biết vì sao em lại tử vong, nhiều người nói rằng em bị chích điện và đánh đập”, chị Phương kể.
Người thân của anh Hòa cũng cho biết, hiện nay gia đình đã vay mượn đặt cọc 50 triệu đồng và đang di chuyển vào cửa khẩu Xa Mát (cửa khẩu quốc tế trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia), chờ nhận thi thể nạn nhân đưa về quê mai táng.
“Có người ở bên Campuchia gọi thông báo chi phí đưa thi thể em Hòa về nước khoảng 160 triệu đồng, nhưng gia đình mới vay mượn đặt cọc 50 triệu đồng vì sợ lừa đảo. Tôi bảo với họ rằng: “Lúc nào gia đình nhận được thi thể của Hòa thì sẽ chuyển hết số tiền còn lại theo thỏa thuận”. Gia đình khó khăn nhưng chúng tôi cũng cố gắng xoay xở, vay mượn để đưa Hòa trở về vì em đã nằm lạnh lẽo ở đất khách mấy ngày, rất đáng thương…”, chị Phương nói thêm.
Trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo Công an xã Can Lộc cho biết: “Sau khi nguồn tin từ bên Campuchia báo về, phía công an đã thông báo với gia đình, phối hợp để xác định nhân thân. Hiện gia đình đang đi nhận thi thể nạn nhân trở về”.
News
Tin bão khẩn cơn bão số 3: bão Wipha “rất mạ;nh, di chuyển nhanh và ng;uy hi;ể;m”, Thủ tướng chỉ đạo khẩn, bà con các tỉnh này chú ý
Ngày 19-7, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 112 về việc tập trung ứng phó với bão…
Cả nước hướng về Quảng Ninh: Lật tàu du lịch, trên tàu có 48 du khách và 5 thuyền viên; vẫn đang tìm kiếm những người mất tích trời ơi
Chiều 19-7, tàu QN 7105 trong quá trình di chuyển tham quan ở tuyến 2, trên Vịnh Hạ Long (tỉnh…
bà con chú ý, đây sẽ là 3 đối tượng phải chi rất nhiều tiền khi làm sổ đỏ sau ngày 31/12/2025
Khi hết năm 2025, chuyển sang ngày đầu tiên của năm 2026 thì những đối tượng dưới đây phải chi…
Thời điểm tốt nhất để ăn chuối trong ngày và những người không nên ăn chuối
Ăn chuối thường xuyên là cách tuyệt vời để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất quan trọng hỗ…
Cập nhật giá vàng chiều 19/7: Khungkhiep, bán đi ăn mừng sớm
Chiều nay (19-7), giá vàng miếng neo cao, có thương hiệu vượt mốc 121 triệu đồng/lượng. Trên thị trường thế…
Tin bão khẩn: Bão Wipha đang di chuyển nhanh, hướng vào đất liền nước ta, 18 tỉnh đặc biệt chú ý
“Đây là cơn bão gió không lớn nhưng mưa thì khả năng cao, diện mưa khá rộng, tác động đến…
End of content
No more pages to load