Trong nghị định mới, Chính phủ bỏ hai hình thức kỷ luật giáng chức với công chức lãnh đạo và hạ bậc lương với công chức không giữ chức vụ.
Nghị định 172/2025 được Chính phủ ban hành ngày 30/6 quy định bốn hình thức kỷ luật với công chức gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức (áp dụng với công chức lãnh đạo, quản lý) và buộc thôi việc, không còn hai hình thức giáng chức và hạ bậc lương.
Theo quy định từ năm 2023, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thể bị kỷ luật theo bốn hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương và buộc thôi việc. Với công chức lãnh đạo, quản lý, ngoài các hình thức trên còn có thêm giáng chức và cách chức. Người bị giáng chức sẽ không được quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, nâng ngạch trong 24 tháng; người bị hạ bậc lương cũng bị hạn chế tương tự trong thời gian 12 tháng.

Công chức phường Hải Châu, trung tâm TP Đà Nẵng làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công, tháng 6/2025. Ảnh: Nguyễn Đông
Nghị định cũng phân loại mức độ vi phạm làm căn cứ xử lý kỷ luật. Vi phạm bị coi là gây hậu quả ít nghiêm trọng nếu mức độ tác hại không lớn, chỉ tác động trong phạm vi nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan. Vi phạm nghiêm trọng là khi hành vi gây tác hại lớn, lan rộng ra bên ngoài đơn vị, làm dấy lên dư luận xấu, giảm uy tín tổ chức. Trường hợp vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là khi tính chất và mức độ đặc biệt nghiêm trọng, tác động đến toàn xã hội, gây bức xúc trong cán bộ, công chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức.
Căn cứ vào tính chất và mức độ, công chức có thể bị xử lý theo bốn mức. Hình thức khiển trách áp dụng với vi phạm lần đầu, hậu quả ít nghiêm trọng. Nếu đã bị khiển trách mà tiếp tục vi phạm, hoặc lần đầu nhưng hành vi nghiêm trọng, công chức sẽ bị cảnh cáo. Với công chức lãnh đạo, trường hợp để đơn vị xảy ra sai phạm nghiêm trọng mà không có biện pháp ngăn chặn cũng bị cảnh cáo, dù chính bản thân họ chỉ vi phạm mức độ nhẹ.
Trường hợp đã bị cảnh cáo mà tái phạm, hoặc vi phạm lần đầu nhưng hậu quả rất nghiêm trọng song có thái độ cầu thị, chủ động khắc phục hậu quả, sẽ bị cách chức. Hình thức buộc thôi việc áp dụng nếu người vi phạm không sửa chữa, tiếp tục tái phạm sau khi đã bị cách chức hoặc cảnh cáo; hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng và không có thái độ tiếp thu, khắc phục.
Ngoài ra, công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng; người nghiện ma túy… cũng thuộc diện bị buộc thôi việc theo quy định tại nghị định này.
Nghị định có hiệu lực từ 1/7/2025.
News
Đóng rồi không mở lại! Hàng loạt trường đại học Hà Nội ra hạn chót nhận học bạ!
Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, hàng loạt trường đại học tại Hà Nội tiếp tục nhận hồ sơ…
Thí sinh “ngồi khóc” vì chưa kịp nộp học bạ – Loạt trường đại học bất ngờ đóng cổng!
Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, hàng loạt trường đại học tại Hà Nội tiếp tục nhận hồ sơ…
Chỉ còn ít ngày! Nhiều trường đại học Hà Nội sắp đóng cổng xét tuyển học bạ!
Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, hàng loạt trường đại học tại Hà Nội tiếp tục nhận hồ sơ…
H//oảng h//ốt chưa? Gần 20 trường đại học Hà Nội sắp khóa xét học bạ, chứng chỉ! toàn trường top
Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, hàng loạt trường đại học tại Hà Nội tiếp tục nhận hồ sơ…
Có chính sách đãi ngộ đặc biệt vượt khung lương, nhà ở, môi trường làm việc để thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu về nước làm việc.
Văn phòng Trung ương Đảng vừa có thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ…
C/ảnh b/áo: Không hiểu luật mới về bảo hiểm thất nghiệp 2026 có thể maat trắng quyền lợi
– Luật Việc làm sửa đổi được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 có hiệu lực từ…
End of content
No more pages to load