Từ năm 2022, hai vợ chồng ở TP.HCM đã tổ chức sản xuất 7 loại dầu gió con ó nhãn hiệu ‘Eagle Brand Medicated Oil’ của Singapore với gần 70.000 chai, tương đương giá trị hàng thật khoảng hơn 6 tỉ đồng.

Cận cảnh quy trình sản xuất làm giả gần 70.000 chai

Ngày 01/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết, vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, mua bán dầu gió giả với số lượng lớn xảy ra trên địa bàn TP.HCM.

Liên quan đến vụ án này, ngày 30/6, cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Võ Thành Tâm, Ngô Ánh Hồng (vợ Tâm) cùng 17 đối tượng khác về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”.

Ngày 21/6/2025, Phòng Cảnh sát kinh tế phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, phát hiện tại địa chỉ trên đang thực hiện hành vi sản xuất và cất giữ các mặt hàng dầu gió, kem thoa bóp các loại có nguồn gốc, xuất xứ nước ngoài… không thuộc mặt hàng Công ty Thanh Thuý và Công ty Mỹ Trinh đăng ký sản xuất, kinh doanh.

Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện có 15 nhân viên đang thực hiện quy trình sản xuất và cất giữ các mặt hàng dầu gió, kem thoa bóp các loại có nguồn gốc, xuất xứ nước ngoài gồm: Dầu gió Con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu hiệu Ông Già của Thái Lan và dầu lăn Hàn Quốc. Những sản phẩm này không thuộc mặt hàng Công ty Thanh Thuý và Công ty Mỹ Trinh đăng ký sản xuất, kinh doanh.

Cận cảnh quy trình sản xuất làm giả gần 70.000 chai

Công an TP.HCM cho biết vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, mua bán dầu gió giả với số lượng lớn xảy ra trên địa bàn TPHCM. Ảnh: Công an TP.HCM

Cận cảnh quy trình sản xuất làm giả gần 70.000 chai

Bị can Ngô Ánh Hồng và Võ Thành Tâm đã bị bắt giữ cùng các đối tượng khác. Ảnh: Công an TP.HCM

Làm việc với công an, Tâm, Hồng và 15 nhân viên quanh co chối tội, không thừa nhận hành vi làm giả các mặt hàng trên. Tuy nhiên, với tinh thần quyết liệt, cương quyết đấu tranh tội phạm, Phòng PC03 phân công chỉ huy, cán bộ có kinh nghiệm, áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, điều tra truy xét dấu vết, thu giữ dữ liệu điện tử, tài liệu liên quan.

Với những tài liệu, chứng cứ cảnh sát thu thập được, Hồng và Tâm đã thừa nhận hành vi đã tổ chức chỉ đạo nhân viên thực hiện làm giả các mặt hàng nêu trên nhằm bán ra thị trường để thu lợi bất chính.

Cận cảnh quy trình sản xuất làm giả gần 70.000 chai

Thời điểm kiểm tra hai công ty có cùng địa chỉ tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, tổ công tác phát hiện 15 nhân viên đang thực hiện quy trình sản xuất và cất giữ các mặt hàng dầu gió, kem thoa bóp các loại có nguồn gốc, xuất xứ nước ngoài. Ảnh cắt từ clip VTV9

Cận cảnh quy trình sản xuất làm giả gần 70.000 chai

Những chiếc vỏ hộp cùng những chai dầu gió đang chuẩn bị được đóng gói. Ảnh cắt từ clip VTV9

Cận cảnh quy trình sản xuất làm giả gần 70.000 chai

Ảnh: Công an TP.HCM

Cận cảnh quy trình sản xuất làm giả gần 70.000 chai

Kho chứa lượng lớn hàng giả là dầu gió các loại. Ảnh: Công an TP.HCM

Cận cảnh quy trình sản xuất làm giả gần 70.000 chai

Những can hóa chất được đặt kín trên những chiếc kệ gỗ, sử dụng để pha chế thành các loại dầu gió giả. Ảnh: Công an TP.HCM

Theo đó, từ năm 2022 đến nay, Tâm và vợ cùng chủ mưu, cầm đầu tổ chức đường dây sản xuất dầu gió giả các loại. Tâm có nhiệm vụ nghiên cứu thành phần, Hồng đặt mua nguyên liệu, bao bì trôi nổi trên thị trường về cho Tâm pha chế. Sau đó, Tâm hoặc Hồng chỉ đạo phân công các nhân viên sang chiết hóa chất vào chai, lọ, dán tem, nhãn, đóng hộp, dán màng co hoàn thiện làm giả sản phẩm dầu gió các loại (dầu Con , dầu Ông Già,…) rồi giao cho các nhân viên đưa hàng về các kho hàng, xưởng sản xuất của 02 công ty trên cất giữ.

Để thuận lợi cho việc chỉ đạo điều hành sản xuất, kinh doanh, tại xưởng sản xuất Công ty Thanh Thúy, Hồng và Tâm trang bị 01 điện thoại di động số 08346…; khi có khách đặt mua hàng, thì Tâm hoặc Hồng liên lạc chỉ đạo các nhân viên đến kho chứa hàng đóng gói, xuất giao bán hàng cho khách hàng.

Cận cảnh quy trình sản xuất làm giả gần 70.000 chai

Bao bì, vỏ sản phẩm được mua trôi nổi trên thị trường. Ảnh cắt từ clip ANTV

Đến nay, Cơ quan điều tra xác định Tâm, Hồng đã chỉ đạo các nhân viên tổ chức sản xuất 7 loại dầu Con Ó nhãn hiệu “Eagle Brand Medicated Oil” của Singapore với tổng số lượng gần 70.000 chai, tương đương giá trị hàng thật là hơn 6 tỷ đồng. Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn thu giữ hàng trăm nghìn sản phẩm dầu gió, kem dưỡng da,… các loại có dấu hiệu bị làm giả để tiếp tục điều tra, xử lý.

Cận cảnh quy trình sản xuất làm giả gần 70.000 chai

Được biết, từ năm 2022 đến nay, vợ chồng ông Tâm cùng chủ mưu, cầm đầu tổ chức đường dây sản xuất dầu gió giả các loại. Tâm có nhiệm vụ nghiên cứu thành phần, Hồng đặt mua nguyên liệu, bao bì trôi nổi trên thị trường về cho Tâm pha chế. Ảnh: Vietnamnet

Cận cảnh quy trình sản xuất làm giả gần 70.000 chai

Sản phẩm được 2 công ty của vợ chồng Ánh – Hồng giới thiệu. Ảnh: Vietnamnet

Cận cảnh quy trình sản xuất làm giả gần 70.000 chai

Những chai dầu gió giả đã được đóng gói hoàn chỉnh. Ảnh: Công an TP.HCM

Cận cảnh quy trình sản xuất làm giả gần 70.000 chai

Tâm hoặc Hồng chỉ đạo phân công các nhân viên sang chiết hóa chất vào chai, lọ, dán tem, nhãn, đóng hộp, dán màng co hoàn thiện làm giả sản phẩm dầu gió các loại. Ảnh cắt từ clip Báo Tuổi Trẻ

Cận cảnh quy trình sản xuất làm giả gần 70.000 chai

Đến nay, cơ quan điều tra xác định Tâm, Hồng đã chỉ đạo các nhân viên tổ chức sản xuất 7 loại dầu gió con ó nhãn hiệu “Eagle Brand Medicated Oil” của Singapore với tổng số lượng 69.626 chai, tương đương giá trị hàng thật khoảng hơn 6 tỉ đồng.

Cận cảnh quy trình sản xuất làm giả gần 70.000 chai

Căn cứ kết quả điều tra và các tài liệu chứng cứ thu thập được, ngày 30-6, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Võ Thành Tâm, Ngô Ánh Hồng cùng 17 người khác để điều tra về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh”. Ảnh: Công an TP.HCM