Nhiều ý kiến đề xuất, nhà nước nên hỗ trợ một khoản tiền để người dân chuyển đổi sang xe điện khi cấm xe máy xăng vào Vành đai 1 ở Hà Nội.
Người dân cần được hỗ trợ để chuyển đổi sang xe điện khi Hà Nội cấm xe máy xăng vào Vành đai 1 từ tháng 7.2026. Ảnh: Xuyên Đông
Với tình trạng ô nhiễm nặng nề như hiện nay, người dân Hà Nội bị ảnh hưởng đến sức khỏe, cho nên giảm bớt ô nhiễm không khí là việc cấp thiết, không thể chần chừ.
Quy định cấm xe máy xăng vào Vành đai 1 từ tháng 7 năm 2026 được dư luận đồng tình, bởi vì không ai muốn sống trong một đô thị ô nhiễm nhất, nhì thế giới.
Đa số người dân sử dụng xe máy xăng làm phương tiện đi lại, lượng phát thải hằng ngày làm cho không khí ô nhiễm nghiêm trọng, bớt xe máy xăng sẽ giảm ô nhiễm, đó là điều ai cũng thấy rõ.
Tuy nhiên, khi cấm xe máy xăng sẽ tác động đến nhiều người, trong đó có không ít người sử dụng xe máy làm phương tiện sinh sống. Họ sẵn sàng bỏ xe máy xăng chuyển sang xe máy điện nhưng mong muốn chính quyền cần có các chính sách hỗ trợ để giảm bớt khó khăn.
Một người đang sử dụng xe máy xăng, khi chấp hành quy định cấm lưu thông trong khu vực Vành đai 1 thì họ phải mua xe điện. Xe cũ không sử dụng được, phải bỏ tiền mua thêm xe mới, không phải ai cũng có điều kiện để thay đổi dễ dàng.
Do đó, chính quyền cần hỗ trợ một khoản tiền cho người bỏ xe máy xăng, mua xe điện.
Để thực hiện quy định cấm xe máy xăng trong khu vực Vành đai 1, sẽ có rất nhiều người phải bỏ xe máy xăng, doanh nghiệp xe điện sẽ có được “thị phần” không nhỏ. Do đó, doanh nghiệp cũng hỗ trợ bằng cách giảm giá thành, bớt một phần lợi nhuận vì mục đích bảo vệ môi trường, vì lợi ích chung cho xã hội thì rất đáng làm.
Chính sách hỗ trợ không chỉ áp dụng với người dân sinh sống trong khu vực Vành đai 1 mà cho cả người dân trong phạm vi toàn thành phố Hà Nội. Càng nhiều người sử dụng xe điện, mục tiêu “xanh hóa giao thông” càng sớm đạt được.
Chuyển sang xe máy điện cũng chỉ là giải pháp tạm thời, chính quyền cần nhanh chóng triển khai hệ thống các phương tiện giao thông công cộng gồm metro, xe buýt điện, minibus, xe đạp để phục vụ việc đi lại của người dân, hạn chế ùn tắc giao thông và giảm bớt ô nhiễm môi trường.
Có đủ phương tiện công cộng để đi lại thuận lợi, an toàn, người dân không chỉ bỏ xe máy xăng, mà sẽ bỏ thói quen sử dụng phương tiện cá nhân, lúc đó bầu không khí sẽ sạch hơn, Hà Nội sẽ không còn lọt vào “top” thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
News
Vận động viên nổi tiếng từng vô địch thế giới đ;;ộ;t ngột qua đời ở tuổi 40 khiến cả nước b:à;ng ho-à:ng
Cơ thủ billiards nổi tiếng người Đài Loan (Trung Quốc), Chang Jung-lin, đã đột ngột qua đời trong lúc nghỉ ngơi tại…
Giá vàng tối nay 14/7: Chính sách mới, không cựa quạy nổi
Giá vàng chiều nay 14/7/2025: Giá vàng trong nước và thế giới mở đầu tuần giữ nguyên so với hôm…
N-Ó/NG: Hàng loạt thuế phí ô tô xe máy có thể tăng ngay từ năm nay, hàng triệu người ảnh hưởng
Việc tăng một số loại phí, lệ phí sẽ được xây dựng lộ trình cụ thể ngay từ Quý III/2025….
Từ 0h00 ngày 1/7/2026, người dân sẽ đi bằng gì vào vành đai 1 khi xe xăng bị c-ấ:m?
Nhiệm vụ cấp bách Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/7 về một số…
Giá vàng sáng nay 14/7: Cả nước ‘mất hồn mất vía’ – Thế này ai còn bén mảng đến tiệm vàng
Sáng 14/7, giá vàng miếng SJC vọt lên 121,5 triệu đồng/lượng, tăng 600.000 đồng so với tuần trước. Tuy nhiên,…
Giá vàng sáng nay 14/7: Không còn gì để nói, ai mà dám ra tiệm vàng bây giờ
Giá vàng miếng SJC Chốt phiên giao dịch tuần, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng SJC…
End of content
No more pages to load