TAND cấp cao tại Hà Nội hôm nay 17-6, dự kiến mở lại phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC và các đồng phạm trong vụ án “Thao túng chứng khoán”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết được dẫn giải tới phiên toà sơ thẩm
Trước đó, đầu tháng 8-2024, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết 18 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 3 năm tù về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, tổng cả 2 tội danh là 21 năm tù. Hai em gái bị cáo Quyết là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga bị tuyên lần lượt 14 năm tù và 8 năm tù cùng về 2 tội danh nêu trên.
Về dân sự, đối với hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, bị cáo Trịnh Văn Quyết cùng các đồng phạm phải bồi thường thiệt hại hơn 1.785 tỉ đồng cho các bị hại. Cùng với đó, bị cáo cũng phải liên đới bồi thường 684 ở hành vi Thao túng chứng khoán. Trong đó, bị cáo Quyết phải chịu trách nhiệm chính.
Sau đó, bị cáo Trịnh Văn Quyết sẽ cùng 2 em gái là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga cùng 22 người khác kháng cáo sẽ được đưa ra xét xử phúc thẩm. Ngoài 25 bị cáo, còn có 134 bị hại và 396 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo.
Đáng chú ý, trước khi phiên toà diễn ra xét xử phúc thẩm, bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ ông Quyết) cùng người thân đã nộp thêm số tiền 1.400 tỉ để khắc phục hậu quả cho cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết trong vụ án thao túng chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Như vậy, tính cả số tiền 1.072 tỉ đồng mà người thân đã nộp khắc phục cho 3 anh em bị cáo Quyết thì đến nay gia đình cựu chủ tịch FLC đã nộp tổng hơn 2.472 tỉ đồng.
Bản án sơ thẩm xác định Trịnh Văn Quyết là người chủ mưu chỉ đạo việc nâng khống, sử dụng vốn góp khống của Công ty Faros từ 1,5 tỉ đồng lên hơn 4.300 tỉ đồng; thu lời bất chính hơn 3.600 tỉ đồng. Các bị cáo còn lại là đồng phạm giúp sức tích cực.
Đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán, bản án nhận định hành vi của các bị cáo trong vụ án làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước; gây bức xúc trong nhân dân; làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư… Hậu quả vụ án khiến nhiều nhà đầu tư mất 684 tỉ đồng ở hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Ở phiên toà phúc thẩm trước đó mở ra song bị hoãn, luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa (bào chữa cho bị cáo Quyết), cho biết thân chủ của ông mắc bệnh lao phổi đang điều trị. Ngoài ra, theo chẩn đoán từ bệnh viện, bị cáo Quyết bị hen phế quản nặng, suy tim cấp độ 3… “nguy kịch, nguy hiểm tính mạng”. Ngoài lý do về sức khỏe, luật sư Nghĩa cho biết thêm trước khi diễn ra phiên xét xử, thân chủ và gia đình bị cáo Trịnh Văn Quyết có đơn gửi tòa, xin hoãn xét xử phúc thẩm để có điều kiện khắc phục hậu quả vụ án.
News
Từ 0h00 ngày 1/7/2026, người dân sẽ đi bằng gì vào vành đai 1 khi xe xăng bị c-ấ:m?
Nhiệm vụ cấp bách Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/7 về một số…
Giá vàng sáng nay 14/7: Cả nước ‘mất hồn mất vía’ – Thế này ai còn bén mảng đến tiệm vàng
Sáng 14/7, giá vàng miếng SJC vọt lên 121,5 triệu đồng/lượng, tăng 600.000 đồng so với tuần trước. Tuy nhiên,…
Giá vàng sáng nay 14/7: Không còn gì để nói, ai mà dám ra tiệm vàng bây giờ
Giá vàng miếng SJC Chốt phiên giao dịch tuần, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng SJC…
Đúng 0h00 ngày 1/7, hành trình giảm ô nhiễm cho Hà Nội bắt đầu: Chi tiết các tuyến đường c;:ấm xe máy xăng
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nhiều địa phương, đặc biệt là các đô thị lớn,…
Đã có BẢNG LƯƠNG tối thiểu vùng, áp dụng từ 2026, thế này còn lăn tăn gì nữa?
Tại phiên họp ngày 11/7, Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất với phương án tăng lương tối thiểu…
Lực lượng c-ứ;u hộ cứ mải miết tìm cả đêm, người nhảy cầu… tự bơi vào bờ
Một thanh niên ở Lâm Đồng nhảy cầu Láng Gòn rồi lặng lẽ tự bơi vào bờ khiến lực lượng…
End of content
No more pages to load