Gần 1 tấn chân gà, thịt trâu và má lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vừa bị lực lượng QLTT Hà Nội thu giữ tại một hộ kinh doanh ở Ba Vì.
Mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 18, Chi cục QLTT thành phố Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra Hộ kinh doanh Lục Hồng, tại thôn Thuận An, xã Thái Hòa, huyện Ba Vì phát hiện và thu giữ gần 1 tấn chân gà, thịt trâu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại thời điểm kiểm tra lực lượng chức năng đã phát hiện tại hộ kinh doanh Lục Hồng đang tàng trữ 500kg chân gà nguyên xương đông lạnh được đựng trong túi ni lông màu trắng không có nhãn mác, không có hóa đơn, chứng từ; 5 thùng thịt trâu (20kg/thùng) đông lạnh có nhãn in chữ nước ngoài, do nước ngoài sản xuất, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam; 5 thùng má lợn (20kg/thùng) đông lạnh có nhãn in chữ nước ngoài, do nước ngoài sản xuất, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Tổng giá trị hàng hóa lên đến hơn 40 triệu đồng. Lực lượng chức năng đã ra quyết định xử phạt hộ kinh doanh Lục Hồng 49 triệu đồng và tiêu huy lượng hàng hóa không nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trị giá 29,5 triệu đồng.
Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội Dương Mạnh Hùng cho biết, việc đội QLTT số 18 (Chi cục QLTT Hà Nội) tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Lục Hồng (xã Thái Hòa, huyện Ba Vì) là hoạt động thiết thực trong việc triển khai Quyết định số 2312/QĐ-UBND về việc thành lập 2 đoàn liên ngành tập trung kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm đối với sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và bảo vệ sức khỏe trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.
Thời gian kiểm tra diễn ra từ ngày 9/5 đến 15/6/2025. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện các quy định về ATTP, đảm bảo hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật ATTP; xử lý, kiến nghị xử lý hoặc chuyển xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về ATTP.
Đoàn cũng thực hiện tổng hợp kết quả kiểm tra, các đề xuất, kiến nghị báo cáo về Sở Y tế (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm TP) để tổng hợp báo cáo theo quy định.
UBND TP Hà Nội giao Sở Công Thương và Sở Y tế có trách nhiệm bố trí phương tiện; kinh phí lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu sản phẩm thực phẩm phục vụ Đoàn kiểm tra khi thực hiện nhiệm vụ. Thời gian qua, tình trạng thực phẩm, sữa, thuốc, thực phẩm chức năng giả diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng tại Việt Nam. Các sản phẩm giả, kém chất lượng thường được sản xuất tinh vi, khó phân biệt với hàng thật và chủ yếu được tiêu thụ qua các kênh bán lẻ, mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.
News
Giá vàng sáng 22/6: Cuối tuần rủ nhau vượt chướng ngại vật, nhà đầu tư ấm no
Ảnh: Phan Anh Giá vàng miếng SJC giá vàng miếng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết ở…
S/Ố-C: Tình trạng ăn bớt, c-ắ:t x;é-n bữa ăn của học si;n;h vẫn còn tồn tại khiến phụ huynh cả nước không thể ngồi yên
Trong 2 ngày 19 – 20.6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn trả lời…
Xót xa cho quán ca ra o kê ở Hải Phòng, tất cả đã quá muộn
Một quán karaoke tại phường Đông Hải 2 (quận Hải An, TP Hải Phòng) xảy ra hỏa hoạn trưa 21/6…
Liên tục quảng cáo là XE QUỐC DÂN mới, Vinfast VF5 có ‘tã’ sau hơn 1,5 vạn km?
Sau 160.000 km, anh Tùng đã chạm mốc bảo hành của chiếc VF 5. Theo chủ xe tính toán, anh…
Giá vàng tối nay 21/6: Nào anh em ta cùng nhau quay xe, cuộc đời nở hoa rồi
Theo ghi nhận lúc 17h ngày 21/6/2025, giá vàng tại sàn giao dịch của một số công ty kinh doanh vàng trong…
Cả nước nhiều nơi ngập nặng, đã có người phải ra đi mãi mãi, nước mưa lẫn với nước mắt…
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có báo cáo tình hình thiệt hại do mưa lũ ở nhiều khu…
End of content
No more pages to load