Thay đổi về điều kiện hưởng lương hưu
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7 đã thay đổi quy định về điều kiện hưởng lương hưu so với Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Theo đó, người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu và đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hằng tháng, được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để chăm sóc sức khỏe trong suốt quá trình hưởng lương hưu.
Quy định này được áp dụng đối với cả những người đã tham gia bảo hiểm xã hội từ trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực.
Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội muộn hoặc tham gia không liên tục có cơ hội tích lũy đủ 15 năm đóng (thay vì 20 năm như quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014) để được hưởng lương hưu hằng tháng thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Người dân nhận lương hưu (Ảnh: Ngô Hùng).
Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028, và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam, và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam, và 4 tháng đối với lao động nữ.
Tỷ lệ hưởng lương hưu
Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dài hơn 15 năm thì được hưởng lương hưu với tỷ lệ hưởng cao hơn do đóng BHXH thời gian dài.
Cụ thể, mức lương hưu hằng tháng đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tương ứng 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính cho thời gian đóng cao hơn thời gian đóng để đạt mức hưởng lương hưu tối đa (30 năm với lao động nữ, 35 năm với lao động nam).
Mức hưởng trợ cấp một lần được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp một lần được tính bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng cho mỗi năm đóng cao hơn (kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu, hưởng chế độ hưu trí). Đây là điểm khác biệt so với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
Luật Bảo hiểm xã hội quy định, người lao động thuộc thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
Luật quy định mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội (Ảnh minh họa: Văn Quân).
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 3/12/2015 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
News
EVN ra thông báo kh;;ẩn trong đêm: Ai có ý định muốn lấy lại tiền điện tháng 6 thì xem cho kỹ nhé
Hóa đơn tiền điện là “cái cớ” để các thế lực thù địch phát tán thông tin sai sự thật,…
Công an Hà Nội t;;riệt p;;há thành công đường dây sản xuất, buôn bán xe máy điện giả liên tỉnh
Công an Hà Nội triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán xe máy điện giả liên tỉnh Xe giả…
Người đàn ông mang hơn 14,5 tỷ đồng tiền đền bù đất đi gửi tiết kiệm, 1 năm sau đến rút thì được thông báo: “Tiền của anh chưa từng được gửi vào ngân hàng”
Đặt niềm tin sai chỗ, người đàn ông Trung Quốc tá hỏa khi biết tin toàn bộ tiền của mình…
N;;óng: Công an đã vào cuộc xác minh vụ ổ bánh mì 208.000 đồng ở Nội Bài
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu sân bay Nội Bài phối hợp với Cảng vụ…
16 cháu tới nhà nghỉ hè, chú tiêu hết hơn 200 triệu đồng trong gần 2 tháng: S;;ốc ng;;ất khi nhận hóa đơn tiền điện
Mới đây, anh Gong (36 tuổi, ở Trùng Khánh, Trung Quốc), chia sẻ câu chuyện đón 16 người cháu về…
Ông cụ dùng bảo hiểm nhân thọ v;;ay hơn 227 triệu đồng rồi đem tiền gửi tiết kiệm để kiếm lời, sau 1 năm bỗng được thông báo: “Khoản tiền gửi của ông không tồn tại”
Đặt niềm tin sai chỗ, ông cụ Trung Quốc vừa mất tiền, vừa phải gánh nợ. Vào tháng 3 năm…
End of content
No more pages to load