Cục An toàn thực phẩm cảnh báo người dân không tin vào quảng cáo thực phẩm chức năng Cao Việt Hoàng như thuốc chữa bệnh trên một số website vi phạm quy định.
Ngày 17/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát thông báo cảnh báo về việc quảng cáo sai phạm sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao Việt Hoàng trên các trang web: https://caoviethoang.com, https://caoviethoang-chinhhang.com.
Theo cơ quan chức năng, nội dung quảng cáo trên các website này có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm.
Cụ thể, sản phẩm được mô tả như thuốc chữa bệnh, dẫn lời người bệnh khẳng định có tác dụng điều trị – hành vi bị nghiêm cấm đối với thực phẩm chức năng.
Ngoài ra, các quảng cáo không trích dẫn đúng tài liệu theo quy định, thiếu khuyến cáo về đối tượng không nên sử dụng, tiềm ẩn nguy cơ gây hiểu nhầm nghiêm trọng cho người tiêu dùng.
Sản phẩm vi phạm quảng cáo. (Ảnh: Cục ATTP)
Sản phẩm nói trên do Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Cao Việt Hoàng, địa chỉ tại thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội, công bố và chịu trách nhiệm. Cục An toàn thực phẩm cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý và sẽ công khai kết quả trên website chính thức.
Trong thời gian chờ kết luận cuối cùng, Cục khuyến cáo người dân không nên căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật nêu trên để mua hay sử dụng sản phẩm. “Việc tin vào quảng cáo không đúng có thể gây thiệt hại cả về sức khỏe lẫn kinh tế”, cơ quan này nhấn mạnh.
Thống kê từ Bộ Y tế cho thấy, chỉ trong năm 2024, tổng số tiền xử phạt với các hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật đã vượt 11 tỷ đồng. Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng mức phạt hiện chưa đủ sức răn đe.
Thực tế, các chiêu trò lách luật vẫn diễn ra công khai. Trong phiên chất vấn tại Quốc hội tháng 11/2024, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan thừa nhận có tình trạng lợi dụng hình thức hội thảo, quảng bá trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để đánh lừa người tiêu dùng – đặc biệt là người cao tuổi, nhóm đối tượng dễ tin và dễ bị tổn thương nhất.
Hiện nay, các nền tảng như Facebook, TikTok, Shopee… tràn ngập các video, bài đăng quảng bá thực phẩm chức năng dưới vỏ bọc “chia sẻ kinh nghiệm dùng thuốc”, “hành trình khỏi bệnh”, sử dụng hình ảnh người nổi tiếng, TikToker, KOLs (người có ảnh hưởng) để tăng độ tin cậy.
Đầu tháng 5, Bộ Y tế đã yêu cầu các Sở Y tế trên toàn quốc tăng cường hậu kiểm, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo thực phẩm.
Người dân được khuyến cáo nên cẩn trọng, không tin vào những lời lẽ “thần thánh hóa” công dụng sản phẩm. Trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chỉ mua hàng từ nguồn rõ ràng, có nhãn mác, xuất xứ minh bạch. Tránh mua hàng trôi nổi, nhất là trên các nền tảng mạng xã hội và website không được cấp phép.
News
5 điều người nộp thuế nhất định phải nhớ để không sập bẫy l;ừ;a đ;ả;o
Theo Cục Thuế, kẻ xấu giả danh cơ quan thuế yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cập…
Theo quy định mới nhất: Từ nay xe máy vi phạm 3 lỗi này sẽ không bị CSGT xử phạt
Theo quy định mới nhất, kể từ nay, người đi xe máy vi phạm 3 lỗi này sẽ không còn…
Công ty Hàn Quốc ‘xin lỗi nhân dân Việt Nam’, sa thải nhân viên đánh cô gái Việt ở photobooth
Sau khi xảy ra vụ tấn công cô gái Việt tại tiệm photobooth, Công ty Segyung Hi-Tech lên tiếng xin…
Chân dung 9 thủ khoa toàn quốc đạt 30 điểm tuyệt đối tốt nghiệp THPT
Ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, cả nước có 9 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 30/30 điểm…
Người dân Hà Nội được hỗ trợ tiền để mua xe điện để hạn chế xe xăng từ tháng 1/2026, b-ất ng-ờ với mức hỗ trợ cụ thể cho từng cá nhân
Sở Xây dựng Hà Nội vừa báo cáo UBND TP Hà Nội về công tác chuyển đổi phương tiện giao…
Từ 15/8/2025, hàng nghìn người được hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng – đó là những ai?
Cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm vị trí việc làm chuyên trách về quản lý công nghệ thông…
End of content
No more pages to load