Trường hợp người dân không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trường hợp không đăng ký thường trú sẽ bị phạt
Theo khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020, công dân đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú có trách nhiệm thực hiện đăng ký tại nơi ở mới trong vòng 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện.
Cụ thể, các trường hợp cần đăng ký thường trú bao gồm:
1) Công dân đã đăng ký thường trú nhưng đổi chỗ ở hợp pháp khác thuộc quyền sở hữu của mình thì phải đăng ký thường trú.
2) Công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
– Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
– Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
– Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
(Ảnh minh họa).
3) Trừ trường hợp quy định tại khoản (2), công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
– Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người.
4) Công dân đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
– Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
– Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
5) Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
6) Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
– Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
– Có xác nhận của UBND cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
7) Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
Lưu ý: Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm (i) khoản (2).
Từ tháng 3/2025, người dân đã có thể thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú qua ứng dụng VNeID. (Ảnh minh họa)
Mức phạt mới nhất nếu không đăng ký thường trú, tạm trú
Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:
– Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong cơ sở dữ liệu về cư trú.
– Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.
Như vậy, trong trường hợp không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú, xóa đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
News
Cụ ông 68 tuổi vợ mất, kết hôn lần 2, sau 4 tháng phải ly hôn gấp: Quyết định chọn người bầu bạn sau đó của ông gây sốc!
Nhiều người già sau ly hôn không kết hôn tiếp mà chọn… bầu bạn cùng người giúp việc. Cuộc đời…
Các bệnh viện cấp huyện cũ sẽ hoạt động thế nào sau khi sáp nhập – bà con nghe câu trả lời chỉ biết gật gù, may quá
Sau khi các địa phương sáp nhập, triển khai chính quyền hai cấp, cơ sở y tế thuộc quản lý…
Một loạt thông tin gây bất lợi cho người mua vàng, thế này thì dân đầu tư biết phải làm sao
Nhiều thông tin bất định đang ảnh hưởng đến giá trị danh mục đầu tư của người mua vàng. Ngày…
Ngành nào được miễn học phí 100% năm 2025? Có ngành nhận thêm 3,63 triệu đồng/tháng, được sắp xếp việc làm
Năm học 2025-2026, nhiều chính sách ưu đãi về học phí đại học tiếp tục được triển khai nhằm thu…
Người dân lưu ý: Rút tiền tại quầy giao dịch ngân hàng sắp có thay đổi lớn
Thay vì nhân viên ngân hàng kiểm tra thông tin khách hàng bằng mắt thường thì trong tương lai gần,…
Từ tháng 7/2025: Những người này sẽ được hưởng mức lương lên tới 70 triệu đồng/tháng, biết ngay để nhận đủ tiền
Từ ngày 1 tháng 7 năm 2025, Thông tư sẽ áp dụng mức lương cao nhất lên tới 70 triệu…
End of content
No more pages to load