Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày 14/6/2025, báo VnExpress đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Sửa chương trình, SGK 4 môn học sau sáp nhập tỉnh, thành”. Nội dung như sau:
Thông tin được Bộ công bố tối 14/6. Việc rà soát, điều chỉnh chương trình môn học trong bối cảnh cả nước đang thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Số tỉnh, thành phố giảm từ 63 xuống còn 34.
Bộ xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính gồm: Lịch sử và Địa lý (lớp 4, lớp 5, lớp 9); Địa lý (lớp 12); Lịch sử (lớp 10); Giáo dục Kinh tế và Pháp luật (lớp 10).
Chương trình học các môn này sẽ được chỉnh sửa, cập nhật yêu cầu cần đạt, kiến thức, địa danh, số liệu, bản đồ, biểu đồ và thông tin kinh tế – xã hội, là căn cứ sửa sách giáo khoa.
Sách giáo khoa lớp 10 theo chương trình mới được bày bán tại một hiệu sách ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, tháng 8/2022. Ảnh: Thanh Hằng
Bộ cho biết việc chỉnh sửa chương trình môn học theo nguyên tắc hạn chế đến mức thấp nhất việc thay đổi sách giáo khoa.
Năm học tới, học sinh tiếp tục sử dụng chương trình, sách giáo khoa hiện hành. Nhưng các nhà trường, giáo viên cần chủ động lựa chọn, điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy để phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình chính quyền hai cấp. Trong thời gian tới, Bộ sẽ hướng dẫn cụ thể việc này.
Các nhà xuất bản, tổ chức soạn thảo sách cũng được hướng dẫn chỉnh lý nội dung, theo hướng bảo đảm tính ổn định của sách.
Với môn giáo dục địa phương, căn cứ thực tiễn và chương trình khung, các tỉnh, thành chủ động lựa chọn và xây dựng nội dung phù hợp.
Trước đó, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh khiến một số thí sinh, phụ huynh băn khoăn về nội dung hoặc đáp án thi, nhất là ở môn Địa lý.
Trả lời VnExpress hôm qua, GS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, khẳng định nội dung đề thi tốt nghiệp THPT vẫn nằm trong chương trình mà thí sinh được học.
“Các nội dung liên quan đến tỉnh, thành giữ như trước thời điểm Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh được Quốc hội thông qua”, ông Chương nói.
Cùng ngày, báo Lao Động đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Bộ GDĐT sửa chương trình, SGK 4 môn học sau sáp nhập tỉnh thành”. Cụ thể như sau:
Ngày 14.6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thông tin về việc rà soát, điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn và bối cảnh phát triển mới.
Việc rà soát, điều chỉnh chương trình môn học trong bối cảnh cả nước đang thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Số tỉnh, thành phố giảm từ 63 xuống còn 34.
Bộ GDĐT đã xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính gồm: Lịch sử và Địa lí lớp 4, lớp 5, lớp 9; Địa lí lớp 12; Lịch sử và Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10.
Các môn này sẽ thực hiện các bước theo quy định để chỉnh sửa chương trình môn học làm căn cứ để thực hiện chỉnh sửa sách giáo khoa, như cập nhật yêu cầu cần đạt, nội dung kiến thức, địa danh, số liệu, bản đồ, biểu đồ và thông tin kinh tế – xã hội,…
Việc chỉnh sửa chương trình môn học được thực hiện trên nguyên tắc hạn chế đến mức thấp nhất việc thay đổi sách giáo khoa, tăng cường hướng dẫn để giáo viên, nhà trường chủ động thực hiện chương trình theo thẩm quyền cho phù hợp với thực tế.
Bộ GDĐT cho biết, chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi sáp nhập các tỉnh, thành. Ảnh: MOET
Chương trình GDPT 2018 thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh. Sách giáo khoa cụ thể hóa nội dung Chương trình và được xác định là học liệu, tài liệu quan trọng để các nhà trường lựa chọn tổ chức dạy học. Giáo viên, nhà trường được giao quyền chủ động để sắp xếp chủ đề học tập, cập nhật, bổ sung nội dung cho phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học và điều kiện thực tiễn.
Vì vậy, năm học 2025-2026, giáo viên và nhà trường tiếp tục sử dụng chương trình, sách giáo khoa hiện hành, đồng thời có trách nhiệm chủ động lựa chọn, điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình chính quyền hai cấp.
Trong thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, nhà trường triển khai thực hiện bảo đảm liên tục, không gián đoạn và phù hợp với thực tế.
News
Hướng dẫn tra cứu tiền điện hàng ngày trên ứng dụng của EVN giúp người dùng biết trước số tiền, tránh bị bất ngờ khi nhận hóa đơn cuối tháng
Việc theo dõi số điện hàng ngày, so sánh với mức tiêu thụ từ các tháng trước bằng ứng dụng…
Khẩn: bão số 2 giật cấp 11, dự báo cường độ mạnh; các địa phương thuộc khu vực này cần đặc biệt lưu ý trong 24 giờ tới
Bão số 2 đang mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 trên Biển Đông, dự báo tiếp tục mạnh lên trong…
Cảnh báo quan trọng cho những ai đang khoe ảnh nhà trên Google Maps: Dừng lại đi, đừng trở thành nạn nhân
Nhiều người dùng Việt Nam có thể gặp rủi ro khi khi chạy theo trào lưu khoe ảnh nhà mình…
Giữa trưa nhìn giá vàng mà cạn lời, giá này mua được chưa hay chờ đến bao giờ?
Giá vàng miếng về dưới 121 triệu đồng/lượng trong bối cảnh giá thế giới chưa phục hồi sau phiên giảm….
Công bố hình ảnh làm giả 70 nghìn chai dầu gió của cặp vợ chồng vừa bị b-ắ-t
Chồng nghiên cứu rồi cùng vợ chỉ đạo nhân viên dùng hoá chất pha chế để sản xuất lượng lớn…
Bức ảnh nữ giám đốc xuất hiện trong lễ khởi công 300 căn biệt thự: Đó là dự án “tự vẽ”
Lễ khởi công 300 căn biệt thự được tổ chức rầm rộ khiến cả mạng xã hội Việt xôn xao,…
End of content
No more pages to load