“Thông tin “lũ 5.000 năm mới xảy ra một lần” phải hiểu đúng là trận lũ có độ lớn ứng với trận lũ có chu kỳ lặp 5.000 năm, không phải 5.000 năm mới xảy ra một lần”, TS. Lương Hữu Dũng nói.
Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều 23/7, TS. Lương Hữu Dũng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thủy văn và Hải văn – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đã làm rõ về thông tin “lũ 5.000 năm xảy ra một lần” liên quan đến lũ đổ về thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) cao nhất trong lịch sử, đang gây nhiều tranh luận.
Thông báo khẩn của UBND tỉnh Nghệ An trước đó thông tin lưu lượng nước về thượng lưu hồ thủy điện Bản Vẽ đạt 9.543 m³/s, gần chạm mức đỉnh lũ kiểm tra 10.500 m³/s, tương đương “lũ chu kỳ lặp lại 5.000 năm xảy ra 1 lần” (xác suất ~ 0,02%) đã gây ra thắc mắc trong dư luận: Liệu có phải 5.000 năm mới có một trận lũ tương tự?
TS. Lương Hữu Dũng cho biết, thông báo khẩn nói trên của Nghệ An là giá trị xảy ra vào đêm ngày 22/7. Sau đó vào 2h sáng 23/7, lưu lượng đỉnh lũ đạt 12.800 m³/s, vượt 2.300 m3/s so với đỉnh lũ kiểm tra (ứng với chu kỳ lặp lại 5.000 năm) là 10.500 m³/s.
“Thông tin “lũ 5.000 năm mới xảy ra một lần” phải hiểu đúng là trận lũ có độ lớn (quy mô) ứng với trận lũ có chu kỳ lặp 5.000 năm, không phải 5.000 năm mới xảy ra một lần. Đây chỉ nói đến khả năng xảy ra chứ không gắn với thời gian xảy ra.
Vì lũ xảy ra mang tính ngẫu nhiên cao, nên hoàn toàn có thể xảy ra vào bất cứ thời gian nào. Với lũ có chu kỳ lặp 5.000 năm ứng với xác suất 0,02% có nghĩa khả năng xảy ra được lũ lớn hơn hoặc bằng con lũ này (cụ thể hồ Bản Vẽ là 12.800 m3/s) là rất hiếm”, ông Dũng lý giải.
Cụ thể hơn, theo TS. Lương Hữu Dũng, nếu một trận lũ có chu kỳ lặp lại là 5.000 năm, điều đó có nghĩa là xác suất để nó xảy ra là 1/5.000, hay 0,02%.
“Đây là một giá trị xác suất, hay khả năng xảy ra, chứ không phải gắn liền về mặt thời gian xảy ra”, ông Dũng nói.
Trong thủy văn, tần suất lũ (ký hiệu là P) được hiểu là xác suất của sự vượt. Đây là xác suất để xảy ra trận lũ có lưu lượng đỉnh lũ lớn hơn hoặc bằng lưu lượng ứng với xác suất này.
Chúng ta thường dùng cùng khái niệm chu kỳ lũ T (hay “chu kỳ lặp lại”) để chỉ số năm trung bình có thể xảy ra giữa hai trận lũ có cùng độ lớn. Mối quan hệ giữa tần suất và chu kỳ là: P = 1/T.
Ông Dũng lấy ví dụ, nếu T = 50 năm → P = 1/50 = 2%. Nếu T = 5.000 năm → P = 1/5.000 = 0,02%.
Điều đó dẫn tới việc có thể xảy ra chuyện hai năm liên tiếp cùng xảy ra lũ có cùng cường độ 5.000 năm.
“Đây là xác suất thống kê, không phải chu kỳ cứng. Một trận lũ có xác suất 0,02% không có nghĩa là phải đợi đúng 5.000 năm mới lặp lại. Trên lý thuyết, năm sau nó vẫn có thể xảy ra, nhưng xác suất đó là cực kỳ hiếm.
Chúng ta nên hiểu rằng, nói “lũ 5.000 năm” là cách các nhà chuyên môn ngoại suy theo thống kê dựa trên chuỗi số liệu mưa và lũ quan trắc được trong nhiều năm. Nó giống như cách nói “lũ lịch sử”, nhưng ở đây là có tính toán rõ xác suất”, TS. Lương Hữu Dũng giải thích.
Vị chuyên gia nhấn mạnh, người dân và truyền thông không nên hiểu nhầm rằng “đã có trận lũ này rồi thì 5.000 năm nữa mới có trận tiếp theo”.
News
Danh tính tài xế xe bán tải t;ô;n;g liên hoàn xe trên phố Khâm Thiên, b ấ t n g ờ kết quả kiểm tra c;;ồ;n, m;;a;i t;h;;ú;y
Sau khi gây tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, Hà Nội, Đội CSGT đường bộ số 3 (Phòng…
Tin bão mới nhất – cơn bão số 4
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4 (tên quốc tế Comay) trên khu vực Bắc Biển Đông,…
Tin n;ó;n;g về số tiền bồi thường cho 13 nannhan trong vụ lật tàu Vịnh Xanh ở Quảng Ninh được nhận
4 ngày sau khi vụ lật tàu kinh hoàng xảy ra trên biển Quảng Ninh khiến 37 người chết, hiện…
Trời ơi, nhà cửa – tài sản bị cuốn trôi hết rồi; mấy nghìn hộ dân ở Nghệ An giờ chỉ biết kh-óc trong bất lực
Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An yêu cầu chính quyền phải…
Hiện trư;ờng vụ xe bán tải l;a;o lên vỉa hè, cu;ốn loạt xe máy vào gầm ở Hà Nội: Tantanh hết cả, khungkhiep quá trời ơi
Ô tô bán tải BKS 30F-498.43 cuốn loạt xe máy vào gầm trên phố Khâm Thiên (Hà Nội), khiến ít…
Những hình ảnh kinh hoàng trong trận lũ lịch sử ở miền Tây Nghệ An
Nước lũ lên nhanh trong đêm khiến người dân nhiều xã vùng núi Nghệ An không kịp trở tay. Lũ…
End of content
No more pages to load