Áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines dự báo sẽ di chuyển rất nhanh, mạnh lên thành bão và vào Biển Đông ngay đêm 18/7. Khi vào Biển Đông, bão được nhận định tăng cấp rất mạnh do gặp điều kiện thuận lợi.

Ngày 17/7/2025, báo Tiền Phong đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Áp thấp nhiệt đới di chuyển rất nhanh, dự báo thành bão rất mạnh”. Nội dung như sau:

Vào 1h ngày 17/7, tâm áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông của Philippines sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/giờ), giật cấp 9. Những giờ trước đó, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ khoảng 20km/h.

Những nhận định vào sáng 17/7 cho thấy, áp thấp nhiệt đới sẽ vào Biển Đông trong đêm 18/7. Nhờ gặp điều kiện thuận lợi là mặt biển rất ấm, bão sẽ tăng cấp rất nhanh. Nhiều khả năng đây sẽ là một cơn bão rất mạnh trong năm nay trên Biển Đông.

Cụ thể trong 24 giờ (tính từ 1h ngày 17/7), áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và mạnh lên thành bão.

Đến 1h ngày 18/7, tâm bão trên vùng biển phía đông đảo Luzon của Philippines với cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới.
Trong 24-48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây bắc, tiếp tục duy trì tốc độ rất nhanh, khoảng 20-25km/h và có khả năng mạnh thêm.

Đến 1h ngày 19/7, tâm bão trên khu vực phía đông của Bắc Biển Đông với cường độ mạnh cấp 10, giật cấp 12. Như vậy, chỉ trong một ngày, bão có thể tăng 2 cấp.

Dự báo trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và còn có khả năng mạnh thêm.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, dự báo diễn biến của cơn bão trên Biển Đông sẽ rất phức tạp, khó lường, cần liên tục cập nhật các bản tin dự báo mới nhất.

Nhận định xa hơn, từ giữa tháng 7 đến tháng 10/2025, trên Biển Đông có khoảng 6-7 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động, trong đó khoảng 3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Trước đó, trong tháng 5 và tháng 6, trên Biển Đông có 2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động. Trong đó bão số 1 dù không đổ bộ trực tiếp đất liền nước ta nhưng đã gây ra một đợt mưa lũ kỷ lục trong tháng 6 cho các tỉnh miền Trung, suốt từ khu vực phía nam Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi.

Tiếp đó, báo Sức khỏe & Đời sống cũng đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, Biển Đông có thể đón bão mạnh”. Cụ thể như sau:

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 17/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 127,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Philippin. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/giờ), giật cấp 9; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20km/h.
Bản đồ dự báo quỹ đạo và cường độ áp thấp nhiệt đới.
Dự báo lúc 7h ngày 18/7, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15–20 km/h và có khả năng mạnh lên thành bão. Vị trí tâm áp thấp ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc – 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines). Cường độ cấp 8–9, giật cấp 11.

Thời điểm 7h ngày 19/7, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ nhanh hơn, 20–25 km/h và có khả năng mạnh thêm. Vị trí tâm bão ở khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc – 119,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Cường độ cấp 10, giật cấp 12.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông từ 16,5 đến 21,0 độ Vĩ Bắc; từ 117,0 đến 120,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3, áp dụng đối với vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông.

Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và còn có khả năng mạnh thêm.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới sẽ vào Biển Đông trong đêm 18/7. Do gặp điều kiện thuận lợi là mặt biển rất ấm, bão sẽ tăng cấp rất nhanh. Nhiều khả năng đây sẽ là một cơn bão rất mạnh trong năm nay trên Biển Đông. Dự báo diễn biến của cơn bão trên Biển Đông sẽ rất phức tạp, khó lường, cần liên tục cập nhật các bản tin dự báo mới nhất.

Nhận định xa hơn, từ giữa tháng 7 đến tháng 10/2025, trên Biển Đông có khoảng 6-7 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động, trong đó khoảng 3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Trước đó, trong tháng 5 và tháng 6, trên Biển Đông có 2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động. Trong đó bão số 1 dù không đổ bộ trực tiếp đất liền nước ta nhưng đã gây ra một đợt mưa lũ kỷ lục trong tháng 6 cho các tỉnh miền Trung, suốt từ khu vực phía nam Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi.