TP Hà Nội quyết định tăng gấp đôi mức xử phạt với hành vi tự ý chuyển đất trồng lúa (đất nông nghiệp) sang đất ở.
Với hành vi chuyển đất trồng lúa (đất nông nghiệp) sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã, TP Hà Nội sẽ phạt 300-400 triệu đồng. Ảnh: Phan Anh
Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt mới đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố. Nghị quyết áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hành vi vi phạm liên quan đến đất đai.
Theo đó, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại nghị quyết mới sẽ gấp 2 lần so với quy định hiện hành tại Nghị định số 123/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Tổng cộng có 71 hành vi vi phạm được điều chỉnh mức phạt, từ Điều 8 đến Điều 29 của Nghị định 123.
Đáng chú ý, hành vi tự ý chuyển đất trồng lúa (thuộc đất nông nghiệp) sang đất ở tại khu vực hành chính cấp xã – theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 123 – hiện có mức phạt từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng nếu diện tích vi phạm từ 0,1ha trở lên. Với quy định mới của Hà Nội, mức phạt đối với hành vi này sẽ tăng lên từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng.
Bên cạnh đó, nghị quyết cũng quy định phạt từ 20 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với cá nhân tự ý chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép, với diện tích từ 3ha trở lên.
Trường hợp cá nhân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở, trong phạm vi hành chính cấp xã, cũng sẽ bị xử phạt từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng nếu diện tích vi phạm từ 0,5ha trở lên.
Nghị quyết nhấn mạnh, các quy định xử phạt mới sẽ có hiệu lực thi hành ngay từ ngày ký và ban hành. Tuy nhiên, đối với các hành vi vi phạm đã được lập biên bản trước thời điểm nghị quyết có hiệu lực, mức xử phạt vẫn áp dụng theo quy định cũ.
UBND TP Hà Nội cho biết, việc nâng mức xử phạt là biện pháp mạnh nhằm tăng tính răn đe, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các tổ chức, cá nhân. Đây là bước đi quan trọng trong việc cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024, hướng tới mục tiêu quản lý và khai thác hiệu quả quỹ đất, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại.
News
7 trường hợp không được cấp sổ đỏ từ năm 2025: Xem nhà bạn có rơi vào trường hợp này không
7 trường hợp không được cấp sổ đỏ từ năm 2025 Theo quy định tại Luật Đất đai 2024 sẽ…
Liên tiếp phát hiện các nhà thu::ốc ở Hà Nội bán thu::ốc gi::ả, không rõ nguồn gốc: Người dân hoa::ng ma::ng tột độ
Chỉ trong vài ngày, hai nhà thuốc tại quận Đống Đa và Hà Đông (Hà Nội) bị phát hiện có…
Người t::ố C.P. Việt Nam ở Sóc Trăng bị chấm dứt hợp đồng từ ngày 1/6: Lý do cực s::ốc
Ông L.Q.N., người tố cáo Công ty CP chăn nuôi C.P. Việt Nam bị chấm dứt hợp đồng lao động…
Vụ ngâm giá đỗ bằng chất cấ::m ở Lào Cai: 3 đối tượng đã phải trả giá
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố 3 đối tượng…
Đã có định hướng bố trí biên chế của 34 tỉnh, thành phố và 3.321 cấp xã sau sáp nhập
Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã có định hướng bố trí biên chế của 34 tỉnh, thành phố và 3.321 cấp…
Nếu nhận được cuộc gọi này, mỗi người dân, đặc biệt là các bạn học sinh nên lưu ý tuyệt mật thông tin, hãy gọi ngay cho cô::ng an
Công an tỉnh Bình Phước thông tin, cơ quan này mới phát đi cảnh báo đến phụ huynh học sinh…
End of content
No more pages to load