Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 6.5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Nhà giáo.
Tại hội trường, vấn đề dạy thêm, học thêm được nhiều đại biểu đưa ra thảo luận.
Bà Trần Khánh Thu – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình – đặt vấn đề: Hiện nay, xã hội, phụ huynh, học sinh có nhu cầu học thêm và đây là nguyện vọng chính đáng. Nhiều học sinh tự nguyện tìm đến các trung tâm học thêm tiếng Anh hoặc các môn văn hóa khác.
“Khi có nhu cầu của học sinh, gia đình thì giáo viên cũng mong muốn tăng thu nhập và họ chọn cách đi làm thêm là dạy thêm.
Sau 8 tiếng dạy trên lớp, giáo viên hoàn toàn có thể bỏ công sức ra để dạy thêm. Việc giáo viên từ bỏ thời gian dành cho gia đình để làm thêm công việc liên quan đến chuyên môn và mang lại lợi ích, tăng thêm thu nhập – tôi nghĩ – không có gì sai trái”, bà Thu nói.
Bà Trần Khánh Thu – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình cho rằng, giáo viên dạy thêm để tăng thu nhập là nguyện vọng chính đáng khi xã hội có nhu cầu. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Trần Khánh Thu nhấn mạnh, vấn đề quan trọng nhất cần bàn là chống tiêu cực trong dạy thêm, như tình trạng giáo viên ép buộc học sinh và trục lợi từ học thêm…
Để làm được điều này, bà Thu cho rằng cần có quy định thống nhất để hoạt động dạy thêm, học thêm diễn ra chính thống như các loại hình dịch vụ khác.
Bà kiến nghị sửa điểm c, khoản 2, Điều 11 về những việc không được làm, từ quy định: “Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức” thành: “Không tham gia dạy học thêm trái quy định của pháp luật”.
“Quy định không ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức đã tồn tại từ lâu, song việc hạn chế dạy thêm, học thêm không đạt hiệu quả như kỳ vọng”, bà Thu lý giải.
Bà Đặng Bích Ngọc – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình – cho rằng các quy định về quản lý dạy thêm, học thêm hiện đã được nêu tại Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo bà Ngọc, quan điểm của ngành giáo dục là hạn chế dạy thêm, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và khuyến khích học tập tích cực.
Để tăng tính minh bạch, quản lý chặt chẽ và gắn với trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị bổ sung điểm e, khoản 2, Điều 7: “Các hoạt động dạy học ngoài chương trình chính khóa bao gồm bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, phụ đạo bổ trợ ngoài giờ – đúng quy định của pháp luật – được coi là một phần của hoạt động nghề nghiệp khi đảm bảo đúng mục đích giáo dục, không vụ lợi và tuân thủ các quy định quản lý về dạy thêm, học thêm hiện hành”.
News
Giá vàng sáng sớm nay 7/5: Càng ngày càng bật mạnh, bảo sao ngân hàng nhà nước phải thanh tra
Giá vàng tăng trở lại sát mức đỉnh Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng…
Trấn Thành gây s:ốt với màn review VinFast VF 3 mượt mà như dân chuyên, khẳng định ‘không quảng cáo’ vì là xe ‘siêu cưng’
Trong video mới nhất của mình, Trấn Thành đã giới thiệu chiếc xe mới “siêu cưng” của mình là VinFast…
Kỷ nguyên mới chăm sóc sức khỏe toàn dân đã đến: Bộ Y tế tuyên bố 100% người dân sẽ được khám sức khỏe miễn phí mỗi năm một lần
Chiều 6-5, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, báo chí đã đặt câu hỏi về việc vào ngày…
Giá vàng tối nay 6/5: Một ngày tăng nửa tháng lương, không có xíu cơ hội nào cho ai vay vàng
Giá vàng trong nước hôm nay 6/5/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 16h30 ngày 6/5/2025, giá vàng trong nước…
Giá vàng chênh lệch cao kỷ lục: Hoạt động kinh doanh vàng bị thanh tra hàng loạt bởi ngân hàng nhà nước và bộ CA
Giá vàng trong nước hiện đang cao hơn thế giới tới 13-14 triệu đồng mỗi lượng. (Ảnh: Vietnam+) Trong báo…
Diện mốt ‘không quần’ đầy ph:ản c:ảm, Lisa (BLACKPINK) Iọt danh sách mặc xấu nhất
Tuy nhiên, không phải ai cũng ghi điểm trên thảm đỏ. Nhiều bộ cánh bị đánh giá là kém ấn…
End of content
No more pages to load