UBND tỉnh quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Nghị định 128 của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ có hiệu lực từ ngày 1/7, quy định nhiều điểm mới trong quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trong đó, thay đổi đáng chú ý là trao toàn bộ thẩm quyền quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho UBND cấp tỉnh quy định chi tiết tại Điều 10 và 11 Nghị định 128 thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các cơ quan trung ương như trước đây.
Từ 1/7, hàng loạt thủ tục hành chính mới liên quan lĩnh vực xuất khẩu lao động có hiệu lực theo hướng phân cấp, phân quyền. Ảnh: Phan Thiên.
Cụ thể, UBND tỉnh nhận và ban hành văn bản chấp thuận chuẩn bị nguồn lao động cho doanh nghiệp dịch vụ; trả lời các báo cáo về trúng thầu, đầu tư ra nước ngoài; nhận và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp thực hiện đăng ký đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian từ 90 ngày trở lên.
Ban hành văn bản chấp thuận đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài; xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài; Xử lý ký quỹ đào tạo;…
Trước đây, các thủ tục này thuộc về Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Nội vụ (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước đây).
Lần đầu tiên UBND cấp xã được xác nhận lao động đi làm việc ở nước ngoài
Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 128, UBND cấp xã nơi thường trú của người lao động có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc đăng ký hợp đồng lao động của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trình tự, thủ tục được quy định rõ tại mục 3 phụ lục II kèm theo Nghị định: Người lao động nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng lao động; UBND cấp xã xác nhận trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đồng thời, báo cáo UBND cấp tỉnh và Bộ Nội vụ; trường hợp không xác nhận phải nêu rõ lý do.
Như vậy, so với trước đây, theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định 112/2021/NĐ-CP, nhiệm vụ này do các cơ quan cấp tỉnh hoặc trung ương thực hiện.
Được biết, Bộ Nội vụ mới đây cũng có quyết định về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và bị bãi bỏ lĩnh vực quản lý lao động ngoài nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
Đáng chú ý, theo quyết định này, Bộ Nội vụ chỉ thực hiện duy nhất thủ tục hành chính nhận lại tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong khi đó, các thủ tục hành chính khác do UBND cấp tỉnh và UBND cấp xã thực hiện…
News
Ki-nh ho;à-ng: Lại là máy bay Boeing, lần này từ độ cao 11.000m…
Sự cố xảy ra trên chuyến bay của hãng Spring Japan khởi hành từ Trung Quốc đến Nhật Bản. Chiếc máy…
Giá vàng tối nay 1/7: Quay trở lại thời hoàng kim, đỉnh của chóp trong ngày lịch sử toàn dân tộc
Giá vàng trong nước mở đầu tháng 7 bằng cú bật mạnh mẽ. Vàng miếng vọt lên đỉnh mới, còn…
Kỷ nguyên mới mở ra: Thành phố nhiều tên gọi nhất Việt Nam chính thức DỪNG HOẠT ĐỘNG từ hôm nay 1/7
Toàn cảnh Buôn Ma Thuột nhìn từ trên cao. Ảnh: TH Đây là TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk). Từ…
Xót xa nhìn xe tải chở thép bị lật giữa đường gần cao tốc, số người tuvong đã bắt đầu lên đến…
Khi vào đường dẫn từ cao tốc Nha Trang – Cam Lâm ra quốc lộ 1, qua tỉnh Khánh Hòa,…
Nơi duy nhất ở Việt Nam có đường bay ‘nội thành’ sau sáp nhập
Sau sáp nhập, TP.HCM mới trở thành địa phương duy nhất có tuyến bay thương mại kết nối giữa hai…
S-ố/c: Bảo hiểm y tế của các họ:c si-nh cũng không tha, thế này thì quá lắm rồi
Qua công tác nắm tình hình địa bàn, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Phú Thọ…
End of content
No more pages to load