Theo luật sư, thời hạn xử lý đơn tố cáo là 30 ngày, có thể gia hạn tối đa 30 ngày nếu sự việc phức tạp. Tùy kết quả xác minh, nếu có dấu hiệu sai phạm, có thể xử lý hành chính hoặc thậm chí hình sự.
Như Dân trí thông tin, đầu tháng 4, Cục Quản lý Dược Bộ Y tế nhận đơn tố cáo của công dân về việc bà Chu Thanh Huyền (vợ cầu thủ Nguyễn Quang Hải) bán mỹ phẩm nước hoa hồng OHUI Prime (Hàn Quốc) không có nhãn phụ tiếng Việt, không xuất hóa đơn bán hàng, có dấu hiệu tiêu thụ hàng nhập lậu, trốn thuế. Cục Quản lý Dược sau đó đã chuyển đơn đến Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, Sở Công thương Hà Nội để giải quyết theo quy định.
Theo quy định của pháp luật, đơn tố cáo trên sẽ được giải quyết ra sao? Những vấn đề nào cần được cơ quan quản lý tập trung xác minh, làm rõ?
Đơn tố cáo được xử lý trong bao lâu?
Bình luận dưới góc độ pháp lý, luật sư Trương Văn Tuấn (Trưởng Văn phòng luật sư Trạng Sài Gòn, Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết tố cáo là việc cá nhân yêu cầu pháp luật giải quyết những hành vi của cá nhân, tổ chức gây thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại đến lợi ích Nhà nước hoặc quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Đối với đơn tố cáo của công dân, cơ quan quản lý trước tiên sẽ xem xét, đánh giá nội dung, từ đó xác định thẩm quyền giải quyết thuộc về đơn vị nào. Trong sự việc trên, sau khi tiếp nhận phiếu chuyển đơn từ Cục Quản lý Dược, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội sẽ có trách nhiệm phân loại, xử lý đơn theo quy định tại Điều 26 Luật Tố cáo 2018, được hướng dẫn bởi Nghị định số 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Nếu đơn được chuyển đúng thẩm quyền, cơ quan này sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và công khai kết quả theo quy định.
Theo Điều 28 Luật Tố cáo 2018, quy trình giải quyết tố cáo gồm 4 bước là thụ lý, xác minh nội dung, kết luận nội dung và xử lý kết luận nội dung tố cáo. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với trường hợp vụ việc phức tạp, có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày, căn cứ quy định tại Điều 30 Luật Tố cáo 2018.
Sau khi hết thời hạn giải quyết, cơ quan chức năng giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức người quản lý tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cũng như đến người tố cáo theo quy định tại Điều 35 Luật Tố cáo năm 2018.
Trường hợp quá thời hạn quy định mà đơn tố cáo chưa được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của người giải quyết tố cáo. Ngoài ra, nếu có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo theo quy định tại Điều 38 Luật Tố cáo 2018.
Những hành vi nào cần được làm rõ?
Cũng theo dõi sự việc, luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Giám đốc Công ty Luật TGS, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết tùy thuộc quá trình xác minh đơn tố cáo, cơ quan có thẩm quyền sẽ kết luận có hay không dấu hiệu sai phạm trong việc bán hàng của Chu Thanh Huyền. Trong đó, nếu có dấu hiệu sai phạm, việc xử lý sẽ căn cứ các quy định sau:
Thứ nhất, về việc kinh doanh mỹ phẩm không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Ngoài ra, nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa.
Về chế tài xử lý, trường hợp hành vi bán hàng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, căn cứ Nghị định số 119/2017/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt sẽ tùy thuộc giá trị hàng hóa vi phạm. Cụ thể, trường hợp hàng hóa có giá trị đến 5 triệu đồng, mức phạt là 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Trường hợp từ trên 5 triệu tới 10 triệu đồng, mức phạt là 1-3 triệu đồng, mức phạt tăng dần theo giá trị hàng hóa vi phạm, lên đến 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm có giá trị hàng hóa từ trên 50 triệu đến 100 triệu đồng.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm việc buộc thu hồi hàng hóa vi phạm để thực hiện việc ghi nhãn đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông trên thị trường.
Thứ hai, về hành vi có dấu hiệu không xuất hóa đơn khi bán hàng, căn cứ Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ, tổ chức, cá nhân kinh doanh không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có thể bị xử phạt 10-20 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu cơ quan chức năng xác định người bán cố tình không lập hóa đơn với ý chí chủ quan là nhằm trốn nghĩa vụ nộp thuế và số tiền trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên, người vi phạm thậm chí có thể bị xử lý hình sự về tội Trốn thuế theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015
News
Đêm không ngủ chờ ‘concert Quốc gia’ Day 4: Cắm trại từ 1 giờ sáng, ngắm bình minh đáng nhớ nhất đời
Từ ngoài đời đến trên MXH, tất cả đều hào hức đến quên ngủ, gọi nhau “check-in” sớm để có…
Giá vàng sáng 27/4: Chuyên gia lên tiếng cảnh báo khẩn về giá vàng, cẩn thận tiền mất tật mang
Cập nhật giá vàng SJC Tính đến 6h30, giá vàng miếng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm…
Thật không đùa: Duy Mạnh ra mắt bài hát Bố Chuột, lấy cảm hứng từ… chiếc xe Mercedes 5 tỷ bị ch:áy
Nội dung bài hát được lấy cảm hứng trực tiếp từ vụ việc chiếc xe Mercedes của anh bị cháy…
Bộ ảnh cưới đặc biệt bên bến Bạch Đằng dịp đại lễ 30/4
Bộ ảnh kỷ niệm 35 năm ngày cưới của ông Liêm và bà Tâm trước dàn đại bác kỷ niệm…
Giá vàng tối nay 26/4: Không ngờ lại đến mức này, quá khó hiểu
Đầu giờ chiều 26-4, SJC niêm yết giá vàng ở ngưỡng 119 triệu đồng/lượng mua vào, 121 triệu đồng/lượng bán ra (tăng…
Thắng đời 10-0: Danh tính chiến sĩ khối nữ Sĩ quan Quân Y được cầu hôn ngay tại lễ sơ duyệt – Khoảnh khắc lãng mạn khiến cả nước rạo rực
1m2 trên mạng xã hội lúc này là nô nức những hình ảnh/clip tại buổi lễ sơ duyệt cấp Nhà…
End of content
No more pages to load