Ngay sau khi EVN thông báo tăng giá điện lên 4,8%, nhiều chủ trọ cũng tăng thêm tiền điện. Đáng nói, mức giá này cao hơn rất nhiều so với quy định hiện nay.
Nhiều chủ trọ cũng ồ ạt thông báo tăng giá điện khiến sinh viên, người lao động không khỏi “toát mồ hôi”. Ảnh: Thạch Lam
Tại Quyết định 599/QĐ-EVN, EVN thông báo giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.103,11 đồng lên 2.204,07 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 4,8% từ ngày 10.5.2025.
Ngay sau khi EVN tăng giá điện, nhiều chủ nhà trọ đã điều chỉnh giá điện lên cao. Thay vì áp dụng mức giá theo quy định, nhiều chủ nhà đã tăng giá điện thêm từ 1.000-2.500 đồng/kWh.
Trao đổi với Lao Động, chị Đào Trâm Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, ngay sau khi có thông tin EVN thông báo tăng giá điện, chủ nhà trọ chị đang thuê ngay lập tức thông báo tăng tiền điện và sẽ áp dụng từ đầu tháng 6.
“Từ thời điểm tôi thuê phòng trọ này tới nay đã 1 năm, chủ nhà đã tính giá điện rất cao so với thị trường với mức 4.000 đồng/kWh. Ngay sau khi EVN thông báo tăng giá điện, chủ nhà trọ đã ngay lập tức nâng mức giá lên tới 4.500/kWh. Trong khi đó, đang vào mùa hè nhiệt độ cao nóng bức, nhu cầu sử dụng điện rất cao.
Với giá cũ, tháng vừa rồi thời tiết chưa quá oi bức tôi đã mất tới gần 500.000 đồng tiền điện. Chủ trọ tăng giá vào đúng thời điểm vào hè, giá điện của tôi chắc phải tăng lên đến 800.000-900.000 đồng/tháng” – chị Trâm Anh bức xúc.
Chị Trâm Anh cho biết, chủ trọ đã giải thích với người thuê, quyết định tăng giá điện này của mình dựa trên biến động giá thị trường, rất mong mọi người hiểu và hợp tác.
Công tơ riêng với mức giá điện cũ 3.800 đồng/số, thường xuyên sử dụng máy tính, điều hòa, nóng lạnh, máy giặt, anh Ngô Văn Dũng – sinh viên năm nhất ở trọ tại khu vực Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) đã phải rất tiết kiệm. Sáng nay, anh Dũng không khỏi ngỡ ngàng vì chủ trọ lại thông báo tăng giá điện từ 3.800 đồng/kWh lên tới 4.500 đồng/kWh.
“Chủ trọ tăng giá, ai không chịu thì thông báo để chuyển trọ. Thực tế, việc chủ trọ lấy giá điện cao hơn giá thị trường gần như đã là luật ngầm, gần như ở đâu cũng phải 4.000 đồng/kWh.
Rất ít nhà trọ lấy điện giá dân, nếu có thì là sinh viên, người lao động thuê nhà nguyên căn rồi tự đóng tiền. Điều đáng nói là dù giá điện cao, sinh viên hay người lao động cũng phải ngậm ngùi chấp nhận, nếu không cũng chẳng có chỗ ở” – anh Dũng ngậm ngùi nói.
News
Chu Thanh Huyền mang bầu lần 2 lên top tìm kiếm khiến dân mạng xôn xao: Vợ Quang Hải đích thân lên tiếng xác nhận
Một trong những nàng WAG gây chú ý nhất nhì làng bóng đá chính là Chu Thanh Huyền – vợ cầu thủ…
Diễn biến mới nhất vụ cầu Hoà Bình ở Tây Ninh sập khiến ô tô rơi xuống hố: CA nói gì khi khám hiện trường?
Chiều tối nay (11/5), nguồn tin của PV cho biết, Công an tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với các…
Giá vàng sáng nay 12/5: Lỗ cả tuần rồi, giờ đón nắng đầu hè
Giá vàng thế giới tăng 3% tuần qua trong khi giá trong nước phục hồi về 122 triệu đồng/lượng. Thị…
Thực hư tin Hà Nội và TPHCM c:ấm ô tô cũ vào thành phố, bao giờ chính thức áp dụng?
Mạng xã hội lan truyền thông tin Hà Nội và TP HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017…
Bí ẩn đằng sau những góc quay ‘đẹp xuất sắc’ của đài truyền hình Nga trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng: Không biết là bao nhiêu tấn thiết bị
Để có được góc quay đẹp trong lễ duyệt binh, đài Nga huy động 60 máy quay, với các góc…
Cầu Hoà Bình mới khánh thành bị sập đầy bí ẩn, ô tô và xe máy lao xuống hố sâu khiến cả nước xót xa
Tại thời điểm xảy ra sập gần mặt cầu Hòa Bình, huyện Châu Thành, Tây Ninh, có 1 ô tô…
End of content
No more pages to load