Bác sĩ cho biết, thoát khỏi tàu thuyền bị lật hoặc không gian kín dưới nước là một trong những tình huống nguy hiểm nhất. Nhưng nếu bình tĩnh áp dụng đúng kỹ năng sinh tồn, bạn vẫn có cơ hội sống sót.
Chiều 19/7, tàu Vịnh Xanh 58 (BKS QN-7105) chở khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) bất ngờ bị lật do gặp dông lốc, khiến ít nhất 35 người tử vong vẫn còn một số nạn nhân mất tích (tính đến tối 20/7).
Sự việc trên khiến dư luận cả nước bàng hoàng, xót xa. Ngoài nỗi đau cho những gia đình mất người thân, câu hỏi đặt ra là làm sao bảo vệ sức khỏe và tính mạng khi đi du lịch biển, cũng như có thể tăng cơ hội sống nếu chẳng may xảy ra sự cố lật tàu thuyền giữa biển khơi?
Nhiều nguy cơ khi đi tàu biển thời tiết xấu
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bác sĩ Phạm Hoàng Thiên, chuyên khoa Cấp cứu, công tác tại một bệnh viện ở TPHCM, cho biết khi đi du lịch biển, nếu gặp thời tiết xấu, mưa bão, người dân có thể đối diện nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Đó là các nguy cơ bị đuối nước, chấn thương, hạ thân nhiệt, bệnh lý hô hấp… Du khách cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa do stress, lo lắng khi tàu gặp sóng to gió lớn, hoặc ăn thực phẩm dễ ôi thiu trong điều kiện ẩm ướt.
Do đó, bạn cần chú ý trang bị các điều kiện an toàn cơ bản trong quá trình du lịch biển. Đầu tiên, luôn mặc áo phao đúng cách cho cả người lớn và trẻ em. Kế đến, không cho trẻ chạy nhảy, trèo lên lan can hoặc lại gần mép tàu. Cần giám sát chặt chẽ, không để trẻ một mình trên tàu hoặc gần mặt nước.
Vật dụng cần mang theo khi đi du lịch trên biển gồm: thuốc say tàu, thuốc hạ sốt, thuốc dị ứng; bộ sơ cứu cá nhân với bông, băng, thuốc sát trùng; quần áo ấm, chống nước, túi nilon chống ướt; nên mang theo vài đèn pin mini và cái còi (nhất là cho trẻ em).
Trước khi tàu khởi hành, hướng dẫn viên cần giải thích cho phụ huynh và trẻ các hành động cần làm nếu có sự cố, hướng dẫn du khách sử dụng đèn pin và còi khi thất lạc hay cần cứu hộ.
Cách thoát hiểm khi có sự cố lật tàu
Trong trường hợp xảy ra sự cố, theo bác sĩ Thiên, việc thoát khỏi tàu thuyền bị lật trên biển hoặc không gian kín dưới nước, khi bạn đang mặc áo phao có những thuận lợi và cả bất lợi nhất định.
Theo đó, việc mặc áo phao giữ nạn nhân nổi khi nước ngập, giúp tiết kiệm sức và oxy; bảo vệ ngực, đầu khỏi va đập khi di chuyển trong nước hoặc bị tàu rung lắc. Áo phao tiêu chuẩn cũng thường có còi, dải phản quang, đèn chớp cứu sinh giúp nạn nhân dễ dàng được phát hiện và được hỗ trợ hơn.
Nhưng bất lợi của việc mặc áo phao trong tình huống trên là sự cồng kềnh, dễ mắc vào đồ đạc, cửa hẹp. Đặc biệt, áo phao cản trở việc lặn sâu hoặc bơi chìm, vì nó luôn đẩy người mặt lên mặt nước, khiến nạn nhân khó thoát qua lối ra ở thấp.
Bác sĩ hướng dẫn 4 bước để thoát hiểm khi có mặc áo phao trong tình huống trên.
1. Xác định vị trí, giữ bình tĩnh: Tìm túi khí trên trần – nơi chưa bị ngập – để thở lâu nhất có thể. Kế đến, quan sát hướng nước vào, dòng chảy, lối ra (cửa, cửa sổ, cửa thoát hiểm) có thể ở đâu.
2. Xác định lối thoát phù hợp với áo phao: Nếu lối thoát hẹp hoặc ở dưới thấp, cởi áo phao tạm thời, ôm theo người hoặc kẹp vào cánh tay/bụng để chui qua rồi mặc lại sau. Nếu lối ra đủ rộng thì giữ nguyên áo phao, chuyển động nhẹ nhàng, tránh mắc kẹt.
3. Di chuyển trong nước: Dùng chân đạp, tay đẩy vào tường/cửa để di chuyển (do áo phao sẽ khiến bạn không lặn được). Không cố lặn sâu nếu không tháo áo phao, bạn sẽ bị đẩy ngược lên.
4. Mở cửa thoát: Đợi khoang đầy nước mới mở cửa để giảm chênh lệch áp suất. Nếu không mở được bằng tay, hãy dùng vật cứng đập (bình cứu hỏa, ghế…).
Nguyên tắc sống còn khi không có áo phao
Trong trường hợp không có áo phao khi xảy ra lật tàu, theo bác sĩ, nguyên tắc sống còn lúc này là “bình tĩnh – tiết kiệm oxy – hành động có chiến lược”. Việc hoảng loạn sẽ khiến bạn mất sức, thở nhanh, uống nước và mất phương hướng.
Thay vào đó, nạn nhân cần chú ý tìm túi khí và nơi có không khí còn sót lại, thường nằm ở góc trần không gian kín. Sau đó, hãy ngẩng đầu lên và thở chậm.
Bác sĩ cũng hướng dẫn 4 bước để thoát khỏi không gian kín khi không có áo phao trên người. Thứ nhất là đánh giá tình huống, bằng việc xác định mực nước dâng, hướng dòng nước chảy, định vị các lối thoát khả thi (cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông gió).
Thứ hai, tìm điểm nổi tự nhiên để giữ cơ thể nổi bằng. Khi phát hiện tấm đệm, ghế nhựa, thùng xốp, can nhựa, chai nước kín… nạn nhân có thể nắm chặt, ôm vào ngực hoặc bụng để giữ nổi tạm thời.
Thứ ba, di chuyển ra lối thoát. Nếu nước chưa tràn vào hết, bạn hãy chờ cho nước dâng gần bằng mực trong và ngoài khoang, khi đó mới dễ mở cửa vì áp lực cân bằng.
Nếu nước đã ngập, hãy hít thật sâu, lặn xuống chậm rãi, tìm cửa có ánh sáng, gió, dòng nước hút. Sau đó, di chuyển bằng cách đẩy vào vách hoặc sàn, dùng chân đạp thay vì vung tay để ít tốn năng lượng hơn.
Bước thứ tư, mở cửa/kính thoát hiểm. Nếu mở không được bằng tay, tìm vật cứng đập vào kính, bản lề. Trong trường hợp không thấy lối ra rõ ràng, hãy dừng di chuyển để tiết kiệm oxy và chờ người cứu hộ.
“Thoát khỏi thuyền bị lật hoặc không gian kín dưới nước khi không có áo phao là một trong những tình huống nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, nếu giữ bình tĩnh và áp dụng đúng kỹ năng sinh tồn, bạn vẫn có cơ hội thoát ra và sống sót”, bác sĩ chia sẻ.
News
TIN BÃO KHẨN CẤP: Thay đổi của bão số 3 từ đêm nay 21/7 đến 23/7, khu vực và thời điểm sẽ chịu ảnh hưởng mạnh nhất?
Dưới đây là những diễn biến mới nhất về cơn bão số 3 – bão Wiphi và khu vực mưa…
Một gia đình 3 người thoát nạn thần kì trong vụ lật tàu Hạ Long chỉ vì…
Một gia đình 3 người vì ngủ quên nên trễ giờ đi chuyến tàu Vịnh Xanh 58 bị lật tại…
Xôn xao vụ 1 thủ khoa chưa kịp nhận giấy nhập học đã phải… tra tay vào lắc bạc
Câu chuyện của nam sinh này chính là lời cảnh tỉnh cho rất nhiều bạn trẻ đang sống trong thời…
Ngỡ ngàng hội nhóm “anti” chuyên “bo’c ph//ốt” mẹ Nguyễn Lê Hiền Mai?! Chuyện gì đây?
Cư dân mạng không khỏi trầm trồ khi biết được gia thế khủng của nữ thủ khoa khối A00 –…
Tạm biệt thủ khoa Nguyễn Lê Hiền Mai, chuyện tới mức này rồi thì…
Sau khi trở thành Thủ khoa, Nguyễn Lê Hiền Mai và mẹ liên tục được các trang mạng xã hội…
Người dân đổ xô đi mua sắm trước bão khiến siêu thị, chợ “thất thủ”. Chuyên gia khuyến cáo 1 điều
Bão số 3 Wipha đổ bộ khiến người người, nhà nhà tất bật gom nhu yếu phẩm. Theo dự báo…
End of content
No more pages to load