Cập nhật giá vàng chốt phiên 3.5: Mô hình kỹ thuật cho thấy nguy cơ điều chỉnh sâu của giá vàng đang hình thành.

Cập nhật giá vàng SJC

Tính đến 19h45, giá vàng miếng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết ở ngưỡng 119,3-121,3 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giá mua vào – bán ra ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng 119,3-121,3 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giá mua vào – bán ra ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng.
Diễn biến giá vàng miếng SJC những phiên giao dịch gần đây. Biểu đồ: Phan AnhDiễn biến giá vàng miếng SJC những phiên giao dịch gần đây. Biểu đồ: Phan Anh
Trong khi đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng SJC ở ngưỡng 118,3-121 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giá mua vào – bán ra ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Vàng Bạc Đá Quý Phú Quý niêm yết giá vàng miếng SJC ở ngưỡng 118,3-121,3 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giá mua vào – bán ra ở ngưỡng 3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn 9999

Tính đến 19h45, giá vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại DOJI niêm yết ở ngưỡng 114-116,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giá mua vào – bán ra ở ngưỡng 2,5 triệu đồng/lượng.
Diễn biến giá vàng nhẫn những phiên giao dịch gần đây. Biểu đồ: Phan AnhDiễn biến giá vàng nhẫn những phiên giao dịch gần đây. Biểu đồ: Phan Anh
Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 116,6-119,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch mua vào – bán ra ở mức 3,1 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Vàng Bạc Đá Quý Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 114,5-117,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giá mua vào – bán ra ở ngưỡng 3 triệu đồng/lượng.

Trong bối cảnh giá vàng trong nước biến động mạnh, khoảng cách mua – bán bị đẩy lên mức quá cao, khiến rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân tăng lên. Nhà đầu tư cá nhân, nhất là những người có tâm lý “lướt sóng”, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi xuống tiền.

Giá vàng thế giới

Lúc 19h50, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco quanh ngưỡng 3.239,6 USD/ounce, giảm 26,4 USD.
Diễn biến giá vàng thế giới những phiên giao dịch gần đây. Biểu đồ: Phan AnhDiễn biến giá vàng thế giới những phiên giao dịch gần đây. Biểu đồ: Phan Anh
Dự báo giá vàng

Theo Kitco, diễn biến gần đây của vàng tạo thành mô hình kỹ thuật đáng chú ý trên biểu đồ tuần. Trong tuần bắt đầu từ 21.4, vàng mở cửa ở 3.347 USD/ounce và đóng cửa ở 3.330,2 USD/ounce, giảm nhẹ 16,8 USD.

Điều này tạo thành một cây nến kiểu doji (một loại mô hình nến trong phân tích kỹ thuật, thể hiện sự lưỡng lự hoặc cân bằng giữa bên mua và bên bán trên thị trường) – khi giá mở và đóng gần như bằng nhau.

Ý nghĩa của doji trở nên rõ ràng hơn khi xem xét bối cảnh xung quanh. Tuần trước đó (bắt đầu 14.4), vàng tăng 86,4 USD, tạo một cây nến xanh mạnh. Tuần sau là doji, rồi đến tuần này là cây nến đỏ lớn – tạo thành mô hình Three River Evening Star (một mô hình nến đảo chiều giảm giá rất mạnh), vốn là dấu hiệu đảo chiều giảm trong phân tích kỹ thuật.

Để xác nhận hoàn toàn mô hình này, cần thêm một cây nến đỏ nữa trong tuần tới, với mức cao thấp hơn, mức thấp cũng thấp hơn và thân nến nằm dưới cây nến đỏ tuần này. Nếu điều đó xảy ra, có thể đây sẽ là dấu hiệu bắt đầu một đợt điều chỉnh sâu hơn của giá vàng.

Theo báo cáo mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng toàn cầu trong quý I/2025 đạt tổng cộng 1.206 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Diễn biến này cho thấy vai trò trú ẩn an toàn của kim loại quý tiếp tục được củng cố trong bối cảnh lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ, biến động thị trường chứng khoán, rủi ro lạm phát đình trệ và đồng USD suy yếu.

Chiến lược gia thị trường cấp cao Joseph Cavatoni tại WGC nhận định, nhu cầu vàng toàn cầu tăng mạnh là do 3 lý do chính: nhà đầu tư cá nhân tiếp tục tích trữ vàng vật chất, dòng vốn chảy mạnh vào các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) vàng và hoạt động mua vàng liên tục từ các ngân hàng trung ương trên thế giới.

“Chúng tôi đang chứng kiến nhu cầu mua vàng mang tính nền tảng, không chỉ là mang tính chất đầu cơ ngắn hạn. Các yếu tố rủi ro kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lo ngại về độ tin cậy của trái phiếu Mỹ và nợ công tăng cao đang khiến vàng trở thành tài sản phòng thủ chủ lực” – chuyên gia Cavatoni cho hay.