Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã sẽ thế nào đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Sắp tới đây, 10 chức danh ở xã sẽ không còn nữa sau khi sáp nhập, có đúng không?
10 chức danh ở xã sẽ không còn nữa sau khi sáp nhập?
Theo Quyết định 759/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, do quy mô đơn vị hành chính cấp xã lớn hơn hiện nay nên Chính phủ dự kiến biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã sẽ không còn các chức vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Tuy nhiên, số lượng chức danh cụ thể không còn nữa sẽ do tùy vào từng địa phương. Cụ thể như sau:
Giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã hiện có trước khi sắp xếp để bố trí cho đơn vị hành chính cấp xã mới sau khi sắp xếp.
Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Thay vào đó, có thể sắp xếp số lượng người này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác ở thôn, tổ dân phố. Với người không bố trí được công tác thì sẽ thực hiện chính sách nghỉ việc.
Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:
Loại I là 14 người;
Loại II là 12 người;
Loại III là 10 người.
Trong đó, căn cứ quỹ phụ cấp được khoán cho mỗi xã thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tùy từng điều kiện của địa phương.
Ví dụ, ở TP. Hồ Chí Minh, theo Điều 2 Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐND, sẽ gồm các chức danh:
Văn phòng Đảng ủy;
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy;
Thường trực Khối vận;
Tuyên giáo;
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;
Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam;
Chủ tịch Hội Người cao tuổi;
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ;
Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
Bình đẳng giới – Trẻ em;
Công nghệ thông tin;
Dân số – Kế hoạch hóa gia đình;
Lao động – Thương binh và Xã hội;
Phụ trách kinh tế;
Thủ quỹ – Văn thư – Lưu trữ.
Tại TP. Hà Nội, theo khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 18/2023/NQ-HĐND, chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã gồm 10 chức danh gồm:
Văn phòng Đảng ủy cấp xã;
Phụ trách công tác truyền thanh cấp xã;
Phó Chỉ huy trưởng Quân sự;
Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc;
Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh;
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ;
Phó Chủ tịch Hội Nông dân (đối với xã và các phường, thị trấn có tổ chức Hội Nông dân);
Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
Chủ tịch Hội Người cao tuổi;
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở xã, phường, thị trấn.
Như vậy, không phải chức danh cấp xã không còn nữa sau khi sáp nhập là 10 chức danh mà số lượng cụ thể sẽ do trước đó, cấp tỉnh quy định người hoạt động không chuyên trách cấp xã là bao nhiêu người.
Chế độ với cán bộ, công chức cấp xã sau sáp nhập thế nào?
Cũng căn cứ Quyết định 759-QĐ/TTg, chế độ, chính sách với người làm việc ở cấp xã sau sáp nhập như sau:
– Bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ hiện hưởng nếu có của cán bộ, công chức, viên chức được bố trí làm việc tại đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp. Thời gian bảo lưu là 06 tháng.
– Sau khi hết 06 tháng bảo lưu, sẽ thực hiện chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp chức vụ phù hợp với quy định mới dành cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức tại cấp xã.
Đồng thời, căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của các đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến bình quân tổng biên chế chính quyền cấp xã cho các địa phương là khoảng 32 biên chế cho một cấp xã. Việc quyết định số lượng biên chế với từng địa phương trên địa bàn sẽ do chính quyền địa phương cấp tỉnh quyết định phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Trong thời gian đó, cũng căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã cho các địa phương.
Trên đây là thông tin mới nhất về vấn đề: Chức danh ở xã sẽ không còn nữa sau khi sáp nhập gồm những ai?
News
TIN BUỒN về giá vàng sáng nay: Hàng triệu người “hết đường lui”, giờ quay đầu là bờ cũng khá muộn rồi, chịu l:;ỗ thôi
Chiều qua, giá vàng nhẫn tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm, trung bình…
TIN GIÁ VÀNG sáng 21/5: Giảm kịch sàn, nhà đầu tư “ch:ìm trong nước mắt”, hết cơ hội rồi còn gì đâu
Chiều 20-5, giá vàng nhẫn 9999 trong nước giảm theo xu hướng thế giới, có nơi giảm đến 500.000 đồng/lượng….
Từ 1/5: Hàng triệu phụ huynh “nhẹ gánh” khi đóng học phí, tiền ăn cho con, thậm chí còn có tiền mang về, cảm ơn nhà nước rất nhiều
Từ ngày 1/5/2025, một loạt chính sách hỗ trợ đặc biệt dành cho trẻ em và học sinh ở vùng…
Bị mẹ chồng yêu cầu bán nhà lấy tiền mua vàng cưới tặng em cô, còn dồn hết tài sản tiền nong, sổ đỏ làm của hồi môn cho em để “nở mày nở mặt” với thôn gia, 5 năm sau bà suýt ngh:ẹ:n khi ăn bát cháo loãng…
Vợ chồng tôi, Hùng và Lan, sống trong cảnh nghèo khó, quanh năm tần tảo với vài sào ruộng và…
Giá Vàng tiếp tục giảm s.át giờ cơm tối, nhà đầu tư chính thức “v:ùng v:ẫy giữa vũng lầy”, tầm này thiết tha gì nữa
Giá vàng thế giới đã tăng trong phiên 19/5 do đồng USD yếu hơn, trong khi giá vàng nhẫn trong…
TIN N:Ó:NG: Vàng bất ngờ “tụt giá” giữa giờ chiều, hàng triệu người l:ao đ:ao đứng không vững, thất vọng “sáng nay còn tăng mà vàng ơi là vàng”
Giá vàng thế giới giảm vào chiều 20/5, do tâm lý lạc quan về một lệnh ngừng bắn tiềm năng…
End of content
No more pages to load