– Lần đầu tiên Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực bổ sung, để các thí sinh gặp sự cố ở đợt thi gây xôn xao thời gian qua được thi lại.
Tối 2/7, Đại học Quốc gia TPHCM thông tin về đợt thi bổ sung cho thí sinh bị ảnh hưởng trong kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 diễn ra vào ngày 1/6 vừa qua.
Theo đó, thí sinh bị ảnh hưởng tại phòng thi số 39 và 42, thuộc điểm thi số 17, cụm thi số 9 (giám thị làm thí sinh mất 30 phút làm bài và trường hợp thí sinh không được phát giấy nháp) được tổ chức thi lại vào ngày 13/7 tới.
Đại học này cũng gửi lời xin lỗi đến các thí sinh bị ảnh hưởng và cam kết hỗ trợ thí sinh tham dự đợt thi bổ sung thuận lợi nhất.
Phải nói, đây là lần đầu tiên kỳ thi này tổ chức bổ sung cho thí sinh được thi lại sau sự cố, không chỉ còn dừng lại ở xin lỗi, “bù đắp lệ phí thi” hay “không cách nào để bù điểm cho các em”… như trước.
Động thái trên của Đại học Quốc gia TPHCM được đưa ra sau khi có nhiều ý kiến phản ứng về cách giải quyết như… “không giải quyết” sau sự cố thí sinh bị mất 30 phút làm bài.
Báo Dân trí cũng có nhiều bài viết phản biện thể hiện không đồng tình với hướng xử lý “xin lỗi là xong” và bỏ rơi quyền lợi thí sinh của Hội đồng kỳ thi này trong sự cố này cũng như chỉ ra những lỗ hổng trong cách thức tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM.
Quay lại sự việc, sau kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM đợt 2 vào ngày 1/6 vừa qua, thí sinh tại điểm thi thuộc trường HUTECH “tố” giám thị làm các em bị mất khoảng 30 phút làm bài. Giờ làm bài chính thức lúc 8h30 nhưng giám thị không nắm rõ quy chế thời gian thi nên đến 9h mới cho các em cầm bút làm bài.
Tình huống đã không được linh hoạt giải quyết ngay tại chỗ bằng cách bù giờ làm bài cho các em. Chỉ đến sau kỳ thi, khi thí sinh phản ánh thì Hội đồng thi mới hay biết về sự việc.
Sau khi họp khẩn, Hội đồng thi kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM thông tin đây là lỗi phát sinh từ sự bất cẩn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ coi thi và sự cố này đều không được báo cáo kịp thời về Hội đồng thi.
Thế nhưng, thí sinh bị ảnh hưởng không được giải quyết quyền lợi. Hội đồng thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM giao cụm thi liên hệ với thí sinh bị ảnh hưởng, trực tiếp xin lỗi thí sinh. Việc cộng điểm, tính điểm thêm cho các em bị bác bỏ.
Phải nói, thí sinh không chỉ bị “bỏ quên” trong phòng thi, một lần nữa hướng xử lý ban đầu của Hội đồng thi tiếp tục “bỏ rơi” thí sinh.
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT cho hay giá như sau khi xác định nguyên nhân sự cố, Đại học Quốc gia TPHCM sớm có thông báo về việc tổ chức thi lại cho các em thì sẽ phù hợp và dư luận cũng sẽ đỡ “nóng” hơn.
Tuy nhiên, ông cũng ghi nhận việc xử lý tình huống bằng cách tổ chức thi bổ sung cho thí sinh bị ảnh hưởng của Đại học Quốc gia TPHCM. Bởi việc sửa sai này là việc cần thiết phải làm trong trường hợp này.
Là người lên tiếng không chấp nhận cách giải quyết “dừng lại ở xin lỗi” ở sự cố nói trên, TS Lê Đông Phương, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học và Nghề nghiệp, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho hay khi thí sinh đăng ký dự thi, nộp tiền và nhận mã số dự thi đánh giá năng lực là đã bắt đầu một hợp đồng kinh tế với Đại học Quốc gia TPHCM.
Nhưng khi hợp đồng này gặp trục trặc, họ lại không phải là người đứng ra giải quyết hậu quả. Ông chưa thấy trách nhiệm của hội đồng kỳ thi đánh giá năng lực thể hiện trách nhiệm của một hợp đồng kinh tế với thí sinh mà chỉ nhắc đến lỗi của giám thị, lỗi điểm thi – đơn vị được ĐH Quốc gia TPHCM thuê tổ chức kỳ thi.
Theo TS Lê Đông Phương, Hội đồng thi kỳ thi đánh giá năng lực không nhìn nhận trách nhiệm của mình, không đưa ra phương án giải quyết là sự vô trách nhiệm với quyền lợi của thí sinh của một kỳ thi có quy mô lớn.
Khi đó, TS Lê Đông Phương đưa ra hai phương án giải quyết trong sự cố này là tổ chức cho các em thi lại hoặc đền bù về chi phí tổn thất, chi phí cơ hội, chi phí tương lai.
Trước thông tin Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức cho học sinh thi lại vào ngày 13/7 tới, ông Phương cho hay, ít nhất đơn vị này đã nhìn nhận và biết sửa sai. Trong bối cảnh này, hướng xử lý như vậy ở mức tạm ổn, thí sinh phần nào được giải quyết quyền lợi để đỡ thiệt thòi.
Điều TS Phương quan tâm là ở vòng thi bổ sung, liệu phổ điểm có khác với 2 vòng trước không?
Bài viết hay? Ấn để tương tác
News
Troi ơi: 70 con lợn sắp xuất chuồng bị điện g,,iật cheet, nông dân nhờ “giải c//ứu”…. thương người lao động quá
– Trận mưa lớn khiến nước tràn vào chuồng, hệ thống điện rò rỉ làm 70 con lợn nặng 80-100kg…
Hoá đơn tiền điện tăng: Người người chia sẻ bí quyết sống mát – hóa đơn vẫn “nhẹ tênh”!
Hóa đơn tiền điện tăng vọt: Hiểu đúng để chủ động tiết kiệ Nhận hoá đơn tiền điện tháng 6,…
Vụ Công ty C.P bị t::ố bán heo beenh: K/ỷ l/uật người đóng dấu kiểm dịch… sao tình huống đảo chiều lẹ vậy. Chuyện gì vậy
Ông N.L.C., viên chức Trạm Chăn nuôi, Thú y – Thủy sản huyện Phụng Hiệp (cũ) đã bị xử lý…
Điểm danh những mẫu ô tô đình đám của Mỹ có tiềm năng hút khách Việt
– Với đặc thù địa hình rộng lớn, hầu hết các mẫu xe nổi tiếng của Mỹ đều có kích…
Tiền điện tăng bất ngờ: 5 mẹo đơn giản giúp bạn tiết kiệm ngay trong tuần này!
Hóa đơn tiền điện tăng vọt: Hiểu đúng để chủ động tiết kiệm Nhận hoá đơn tiền điện tháng 6,…
“Đ/au t/im” khi thấy hoá đơn tiền điện: Có người phải trả gấp đôi tháng trước
Hóa đơn tiền điện tăng vọt: Hiểu đúng để chủ động tiết kiệm Nhận hoá đơn tiền điện tháng 6,…
End of content
No more pages to load