Cập nhật giá vàng SJC

Tính đến 9h00, giá vàng miếng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết ở ngưỡng 118,9-120,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều. Chênh lệch giá mua vào – bán ra ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng 118,9-120,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều. Chênh lệch giá mua vào – bán ra ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng.
Diễn biến giá vàng SJC những phiên giao dịch gần đây. Biểu đồ: Phan AnhDiễn biến giá vàng SJC những phiên giao dịch gần đây. Biểu đồ: Phan Anh
Trong khi đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng SJC ở ngưỡng 118,9-120,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều. Chênh lệch giá mua vào – bán ra ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Vàng Bạc Đá Quý Phú Quý niêm yết giá vàng miếng SJC ở ngưỡng 118,3-120,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều. Chênh lệch giá mua vào – bán ra ở ngưỡng 2,6 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn 9999

Tính đến 9h00, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 115,7-117,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 300.000 đồng/lượng. Chênh lệch mua vào – bán ra ở mức 2 triệu đồng/lượng.

Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 115,8-118,8 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 300.000 đồng/lượng cả hai chiều. Chênh lệch mua vào – bán ra ở mức 3 triệu đồng/lượng.
Diễn biến giá vàng nhẫn trơn những phiên giao dịch gần đây. Biểu đồ: Phan AnhDiễn biến giá vàng nhẫn trơn những phiên giao dịch gần đây. Biểu đồ: Phan Anh
Tập đoàn Vàng Bạc Đá Quý Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 114,2-117,2 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 100.000 đồng/lượng cả hai chiều. Chênh lệch mua vào – bán ra ở mức 3 triệu đồng/lượng.

Khoảng cách mua – bán bị đẩy lên mức quá cao khiến rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân tăng lên. Nhà đầu tư cá nhân, nhất là những người có tâm lý “lướt sóng”, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi xuống tiền.

Giá vàng thế giới

Lúc 8h56, giá vàng thế giới niêm yết quanh ngưỡng 3.343,1 USD/ounce, tăng tới 13,9 USD/ounce so với 1 ngày trước.
Diễn biến giá vàng thế giới những phiên giao dịch gần đây. Biểu đồ: Phan AnhDiễn biến giá vàng thế giới những phiên giao dịch gần đây. Biểu đồ: Phan Anh
Dự báo giá vàng

Ông Robert Minter – Giám đốc Chiến lược ETF tại abrdn (một công ty quản lý tài sản toàn cầu có trụ sở tại Anh), giá vàng duy trì trên 3.300 USD/ounce nhờ nợ công Mỹ và toàn cầu tăng mạnh. Ông nhận định vàng vượt 3.000 USD/ounce là hợp lý và khó giảm sâu. Dù rủi ro ngắn hạn có thể xuất hiện khi tâm lý bi quan đảo chiều, bất kỳ đợt điều chỉnh nào cũng là cơ hội mua. Minter dự báo FED sẽ buộc phải cắt lãi suất, có thể kích hoạt đợt tăng giá mới, đưa vàng lên gần 3.700 USD/ounce cuối năm.

Ông Ryan McIntyre – Đối tác điều hành cấp cao tại Sprott nhận định, giá vàng có thể dao động quanh ngưỡng 3.300 USD/ounce trong mùa hè khi nhà đầu tư điều chỉnh kỳ vọng với mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo nợ công gia tăng vẫn là rủi ro lớn đối với thị trường chứng khoán.

“Mọi người nói vàng đang bị định giá quá cao và thị trường đã quá đông người tham gia. Nhưng tôi không thấy nó đông đúc hơn chỉ số S&P 500. Vẫn còn rất nhiều nhà đầu tư có thể tham gia thị trường kim loại quý so với cổ phiếu – và một số người trong đó sẽ bị thu hút bởi cơ hội giá trị ở bạc” – ông chia sẻ.

Ở một diễn biến khác, các ngân hàng trung ương đã tăng lượng dự trữ vàng toàn cầu trong tháng 5.2025.

Bà Marissa Salim – Trưởng nhóm Nghiên cứu Cấp cao khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, trong tháng 5.2025, các ngân hàng trung ương toàn cầu đã mua ròng 20 tấn vàng, gần bằng mức trung bình 12 tháng là 27 tấn.

Ngân hàng Quốc gia Kazakhstan mua nhiều nhất với 7 tấn, nâng dự trữ lên 299 tấn, tổng cộng tăng 15 tấn từ đầu năm. Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ và Ngân hàng Quốc gia Ba Lan mỗi bên mua thêm 6 tấn, trong đó Ba Lan giữ vị trí ngân hàng mua ròng lớn nhất năm 2025 với tổng cộng 67 tấn.

Trung Quốc và Cộng hòa Séc bổ sung mỗi bên 2 tấn vàng, còn Kyrgyzstan, Campuchia, Philippines và Ghana mỗi đơn vị mua thêm 1 tấn. Dữ liệu tháng 4 cho thấy Ngân hàng Trung ương Qatar mua 2 tấn vàng.

Ở chiều ngược lại, Cơ quan Tiền tệ Singapore bán ra nhiều nhất trong tháng 5 với 5 tấn, tiếp theo là Ngân hàng Trung ương Uzbekistan và Ngân hàng Trung ương Đức mỗi đơn vị bán 1 tấn. Tính từ đầu năm, Uzbekistan là ngân hàng bán ròng lớn nhất (27 tấn), Singapore đứng thứ hai với 10 tấn.

Khảo sát của WGC cho thấy 95% ngân hàng trung ương tin dự trữ vàng sẽ tiếp tục tăng trong 12 tháng tới, tăng so với 81% năm trước