Tổ máy 1 dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng có thể hòa lưới trong tháng 8
Tổ máy số 1 dự án nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng có thể hòa lưới điện quốc gia vào dịp 19/8, theo Phó tổng giám đốc EVN.
Ngày 6/7, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban Quản lý dự án Điện 1 tổ chức hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 của dự án nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Rotor có trọng lượng khoảng 585 tấn, là phần quay của máy phát. Việc hạ đặt thiết bị này là bước quan trọng trong chuỗi các công đoạn lắp đặt tổ máy.
Theo ông Phạm Hồng Phương, Phó tổng giám đốc EVN, sau khi lắp đặt thành công Rotor, nhà thầu sẽ triển khai các hạng mục tiếp theo, gồm lắp đặt cơ điện, thử nghiệm và vận hành tổ máy.
“Dự kiến, tổ máy số 1 sẽ hòa lưới điện quốc gia vào dịp 19/8, theo chỉ đạo của Thủ tướng”, ông Phương cho biết.

Rotor tổ máy số 1 của Thủy điện Hòa Bình mở rộng đang chuẩn bị được hạ đặt, ngày 6/7. Ảnh: EVN
Hiện khối lượng xây dựng của dự án đạt khoảng 90%. Theo Phó tổng EVN, sau khi Rotor tổ máy số 1 được hạ đặt, các nhà thầu sẽ tiếp tục lắp dựng Rotor tổ máy số 2. Dự kiến, tổ máy 2 sẽ được hòa lưới điện vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12.
Dự án nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 480 MW, tổng mức đầu tư 9.220 tỷ đồng. Đây là công trình quan trọng quốc gia, được Thủ tướng duyệt chủ trương đầu tư vào 2018. EVN là chủ đầu tư dự án.
Dự án khởi công từ tháng 1/2021, theo kế hoạch ban đầu sẽ hoàn thành toàn bộ công trình vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hai cơn bão vào tháng 10/2021, kết hợp với gió mùa gây mưa lớn kéo dài nhiều ngày, gây sự cố sạt trượt tại khu vực thi công đào hố móng và hầm phụ của dự án. Sự cố này buộc EVN, các nhà thầu phải dừng thi công dự án trong 11 tháng để rà soát, đánh giá và khắc phục.
Phó tổng giám đốc EVN cho biết dự án được phép thi công trở lại từ tháng 10/2022. Họ đã đẩy tiến độ để đảm bảo các mốc thời gian theo kế hoạch.

Ông Phạm Hồng Phương, Phó tổng giám đốc EVN trả lời báo chí, ngày 6/7. Ảnh: Phương Dung
Ngoài ra, theo ông Phương, dự án được thực hiện ngay trên nền của nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu – một công trình trọng yếu của hệ thống điện quốc gia – nên các hoạt động thi công cũng phải được tính toán, kiểm soát kỹ lưỡng. Việc này nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình hiện tại, đồng thời hạn chế tối đa rung chấn và tác động tới môi trường xung quanh.
Theo thiết kế, dự án nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng khi vận hành sẽ bổ sung cho hệ thống điện gần 500 triệu kWh mỗi năm, giúp tăng khả năng huy động điện cho khu vực miền Bắc. Dự án cũng tận dụng tối đa lượng nước xả thừa trong mùa lũ của nhà máy hiện hữu để phát điện, giúp giảm tải cho các tổ máy cũ.
News
Con trai Quang Hải được cử đi Brazil du học. Ngôi sao bóng đá tương lai là đây?
Nguyễn Lê Quang Khôi – con trai của cựu tuyển thủ quốc gia Nguyễn Quang Hải sẽ lên đường sang…
Trời ơi hoá ra người thông minh dùng điều hòa theo cách này, giảm tiền điện tới 30% mà cả nước không ai biết
Một nghiên cứu mới được công bố bởi Trung tâm Sức khỏe và Nhiệt tại Đại học Sydney (Úc) cho…
Cực n-ó/ng: Cuối cùng EVN đã công khai tất cả, từ nay không còn lo điện tăng vọt như tháng 6 nữa
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hướng dẫn cách cài đặt ngưỡng cảnh báo sử dụng điện để người…
N-Ó/NG: VinFast bất ngờ thay đổi cấu hình và dời lịch giao hàng – Lý do gây ngỡ ngàng khiến khách chờ đợi mòn mỏi
VinFast cho biết sẽ thay đổi dung lượng và công nghệ pin đối với tất cả xe Minio Green đã…
Cực n/ó-ng: Xe điện 7 chỗ mới toanh của VinFast Iộ ảnh nội thất khiến AE tài xế s-ố/c vì 1 điểm như xe tiền tỷ
Những hình ảnh thực tế cho thấy, ô tô điện 7 chỗ ngồi VinFast Limo Green có không gian nội…
Giá vàng trưa nay 8/7: Chính thức được cởi trói, diều gặp gió cũng phải chào thua, ai ôm vàng thì giàu to
Cập nhật giá vàng SJC Tính đến 9h20, giá vàng miếng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết ở…
End of content
No more pages to load