Một đường dây sản xuất mỹ phẩm nhái các thương hiệu cao cấp đã bị triệt phá, với hơn 87.000 sản phẩm, tổng trị giá ước tính lên đến 7,9 tỉ won (hơn 151 tỉ đồng).
Lực lượng cảnh sát đặc biệt về nhãn hiệu, trực thuộc Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), vừa triệt phá đường dây làm giả mỹ phẩm cao cấp – Ảnh: YONHAP
Theo Hãng tin Yonhap, ngày 19-6, lực lượng cảnh sát đặc biệt về nhãn hiệu (trademark police) – trực thuộc Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) – vừa triệt phá một đường dây làm giả và phân phối mỹ phẩm nhái các thương hiệu nổi tiếng.
Hơn 87.000 sản phẩm đã được phân phối từ tháng 3-2023 đến tháng 4-2024, giả mạo các thương hiệu nổi tiếng nội địa lẫn toàn cầu như SK-II, Kiehl’s và Estée Lauder.
Hàng giả, hàng nhái vẫn tung hoành chợ mạngĐỌC NGAY
Tổng trị giá thực tế ước tính lên đến 7,9 tỉ won (hơn 151 tỉ đồng), trong đó nhóm này thu được số lợi nhuận bất chính lên đến 2,1 tỉ won (hơn 40 tỉ đồng).
Theo cảnh sát, nhóm nghi phạm gồm 4 người, trong đó có một đầu mối tên A (42 tuổi), bị cáo buộc vi phạm luật nhãn hiệu và đã bị chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát nước này.
Điều tra cho thấy nghi phạm A chịu trách nhiệm hoạt động bán hàng ra nước ngoài và quản lý nhập khẩu, ông B (40 tuổi) xử lý các thủ tục liên quan đến nhập khẩu, trong khi ông C (43 tuổi) và ông D (38 tuổi) tham gia vào khâu phân phối trong nước, cho thấy sự phân công vai trò có tổ chức trong đường dây này.
Đáng chú ý, các sản phẩm bị làm giả được chế tác tinh vi đến mức khó phân biệt thật – giả, ngay cả với các chuyên gia trong ngành.
Nhóm này còn ngụy trang các sản phẩm giả thành hàng nhập khẩu song song, nhằm đánh lừa nhiều nhà phân phối mỹ phẩm chuyên nghiệp, và cả các đối tác của các kênh bán hàng tại nhà (home shopping).
Trong quá trình điều tra, cảnh sát thu giữ hơn 6.000 sản phẩm khi một nhà phân phối đang chuẩn bị xuất khẩu ra nước ngoài. Tiếp đó, họ phát hiện thêm 40.000 sản phẩm giả được lưu trữ tại kho hàng ở tỉnh Gyeonggi, chuẩn bị đưa vào hệ thống home shopping.
Khoảng 41.000 sản phẩm còn lại đã bị tiêu thụ trên thị trường với giá chỉ bằng một phần ba so với hàng chính hãng.
May mắn thay, các sản phẩm giả mạo trên không phát hiện chất độc hại, nhưng các thành phần hoạt tính và dưỡng chất thì không đạt tiêu chuẩn. Các chuyên gia nhận định những sản phẩm này giống như “nước lã”.
Cụ thể, theo phân tích của các thương hiệu, tinh chất làm trắng SK-II giả thiếu thành phần làm trắng chính như niacinamide, và thể tích thực tế của serum Estée Lauder giả thấp hơn mức ghi trên nhãn (50ml).
Ông Shin Sang Gon, cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), khuyến cáo người tiêu dùng cần hết sức thận trọng khi mua sản phẩm có giá thấp hơn bất thường và nên ưu tiên mua hàng tại các kênh chính thức.
Ông cho biết KIPO sẽ tăng cường điều tra nhằm triệt tiêu các đường dây hàng giả đe dọa đến quyền lợi và an toàn sức khỏe người tiêu dùng.
News
Đã tìm ra bà chủ quán phở Nghệ An ăn dở 2 múi mít của bà lão nhất quyết không trả tiền! Sao lại nỡ lòng hả trời
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh bà lão hơn 70 tuổi (ở Nghệ…
Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long: Tìm thấy thithe b-é tr-ai gần đảo Ti Tốp
Trong quá trình tìm kiếm gần đảo Ti Tốp trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), lực lượng chức năng đã…
Cập nhật: Bão Wipha đã vào đến Vịnh Bắc Bộ người dân ở những khu vực sau tuyệt đối ở yên trong nhà
Lúc 4h sáng nay, tâm bão số 3 (Wipha) đang cách Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 275km về phía…
Bố mẹ ơi ở đây tối và lạnh lắm con muốn về Hà Nội! Bão sắp về nhưng
Cuối tháng 7 năm 2025, gia đình chị Hạnh gồm ba người — chị, chồng là anh Dũng, và cậu…
Tôi kiệt sức rồi! Tôi buông tay nhé xin hãy chuyển lời với gia đình tôi…..
Bốn người đàn ông — Quân, Hào, Tùng và Lĩnh — là bạn thân từ thời đại học. Họ cùng…
Tỉnh Quảng Ninh sẽ đỡ đầu cho các cháu nhỏ mồ côi sau vụ tai nạn lật tàu trên vịnh Hạ Long
Hơn 1000 người tham gia cứu hộ, tìm kiếm Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, tàu gặp nạn…
End of content
No more pages to load